Công bố nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang

Nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 248178. Theo đó, 50 thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 16-7-2015.
Hội Nông dân thành phố Vị Thanh là đơn vị giữ chủ quyền giấy chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang được bảo hộ màu sắc nhãn hiệu màu vàng, cam, xanh lá cây, trắng; sử dụng cho sản phẩm khóm sấy khô, khóm đóng hộp (đã qua chế biến), quả khóm tươi, mua bán, xuất nhập khẩu khóm. Việc được công nhận, bảo hộ nhãn hiệu tập thể sẽ giúp nông dân trồng khóm nâng cao được giá trị thương phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đầu ra của sản phẩm bền vững về sau.
Tính đến nay, tỉnh đã có gần 10 mặt hàng nông sản được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là chanh không hạt Hậu Giang, cam sành Ngã Bảy, lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang và quýt đường Long Trị, cá thát lát Hậu Giang, khóm Cầu Đúc Hậu Giang, bưởi Năm Roi Phú Thành…
Có thể bạn quan tâm

2014 là một năm đầy thử thách với Cty TNHH MTV Tư vấn & đầu tư phát triển ngô. Nhập khẩu ngô hạt đầu năm nhiều khiến tiêu thụ ngô trong nước chậm, ảnh hưởng đến tâm lý người SX ngô. Sự biến động bất thường của thời tiết trong vụ xuân ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu.

Chuẩn bị cho nguồn hàng dịp tết Nguyên đán 2015, gia đình anh Trịnh Tiến Phong, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đang khẩn trương chăm sóc, chú ý tới vấn đề kỹ thuật, tận dụng các nguồn thức ăn để đàn gà đạt trọng lượng 1,5- 2kg/con vào dịp tết.

Cũng theo ông Ngàn, mặt thuận lợi nữa là năm nay người dân trồng bưởi đều được các cán bộ kỹ thuật địa phương xuống tận nơi hướng dẫn áp dụng KHKT mới trong chăm sóc bưởi, nhất là cách bón phân, phun thuốc điều độ để giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận tối đa.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.

Do đó, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm so với năm 2013. Cụ thể: Diện tích nuôi trồng đạt 680ha, giảm 1,4%; sản lượng thu hoạch đạt 3.358 tấn, giảm 4,7%. Diện tích nuôi trồng và sản lượng giảm chủ yếu ở đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Riêng tôm hùm, nhờ giá cao, ít dịch bệnh nên người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi lên đến 11.280 lồng.