Công bố Nhãn hiệu tập thể gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn

Dự hội nghị có đồng chí Nông Văn Chí- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn.
Đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh trao Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn" cho huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn).
Theo đánh giá kết quả Dự án Phát triển sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Khẩu Nua Lếch được người dân địa phương gieo trồng từ lâu, tập trung ở một số xã như Thượng Quan, Thuần Mang, Thượng Ân, Bằng Vân, Cốc Đán…
Chất lượng gạo ngon, có mùi thơm, độ mềm dính, tuy nhiên năng suất thấp. S
au khi Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện Dự án Phát triển sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch đã đưa năng xuất bình quân đạt từ 40 - 42 tạ/ha, chất lượng đạt tiêu chuẩn hàng hóa, giá bán gạo đạt 35 nghìn đồng/kg (cao hơn gạo nếp thường 10 nghìn đồng/kg).
Quy trình sản xuất giống áp dụng phương pháp lọc quần thể, trong đó hạt giống lấy từ đề tài phục tráng giống. Các bước trong quy trình được áp dụng đầy đủ, theo dõi chặt chẽ các giai đoạn sinh trưởng phát triển, khử lẫn triệt để, tạo quần thể ruộng giống đồng đều ít sâu bệnh.
Từ những ưu điểm trên, giống lúa “Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”, đã Cục sở hữu trí tuệ-Bộ KH-CN cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể số 249213 ngày 19/8/2015.
Trong phần hội thảo, đại diện các xã, các tổ sản xuất “Khẩu Nua Lếch” đều mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ KHKT, đầu ra cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, vụ hè thu năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại, trong đó, ngô có diện tích lớn nhất với hơn 29.000 ha, lúa nước hơn 7.500 ha, còn lại là đậu đỗ, rau xanh, khoai lang.

Chọn cách đầu tư trang trại chăn nuôi gia công cho các tập đoàn nước ngoài, được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định để được đảm bảo luôn có lợi nhuận là cách làm lâu nay của nhiều người tại Đồng Nai. Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện cũng đẩy mạnh đầu tư vào chăn nuôi, từ chủ yếu nuôi gà công nghiệp dần mở rộng chăn nuôi thêm gà lông màu, heo thịt…

Khoảng 2 năm gần đây, khi gừng tăng giá trở lại, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) chuyển sang trồng gừng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đi liền đó là nỗi lo, bởi khi người dân ồ ạt trồng gừng thì nguy cơ dội hàng, ế chợ rất cao, nông dân sẽ là người chịu thiệt.

Mặc dù chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhưng nhu cầu đăng ký mua giống cây điều của người dân đã lên đến 80 ngàn cây. Trong khi đó, nhu cầu giống cây cao su chỉ bằng 1/10 so với giống cây điều.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, mô hình trồng khổ qua tại xã Bình Thành là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.