Công Bố Nhãn Hiệu Tập Thể Bưởi Quế Dương

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, UBND xã Cát Quế (huyện Hoài Đức) vừa công bố nhãn hiệu tập thể bưởi Quế Dương. Bưởi Quế Dương được lưu giữ và nhân giống tại địa phương gần 100 năm nay.
Đây là giống bưởi có mẫu mã đẹp, quả to (trung bình từ 1,2 kg đến 1,5 kg), cùi mỏng, độ ngọt vừa phải, không có vị he, đắng. Hiện xã Cát Quế có 20 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 150 tấn đến 200 tấn. Bưởi có giá bán trung bình từ
20 nghìn đến 25 nghìn đồng/kg, thu nhập từ 300 triệu đến 400 triệu đồng/ha/năm. Dự kiến, đến năm 2015 toàn xã có 50 ha bưởi Quế Dương.
Nhiều vi phạm tại đường vành đai 3 trên cao
Từ đầu tháng 11 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã kiểm tra, xử phạt hơn 400 trường hợp người và phương tiện vi phạm tại đường vành đai 3 trên cao, trong đó, loại phương tiện vi phạm và bị xử phạt nhiều nhất là xe tải với hơn 100 trường hợp. Lực lượng cảnh sát giao thông cũng kiên quyết xử lý lỗi vi phạm của người đi bộ. Đến nay, đã xử phạt bảy trường hợp với số tiền 100 nghìn đồng/trường hợp.
Tìm biện pháp quản lý di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức hội nghị “Công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội”. Những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích, xử lý những hành vi vi phạm di sản, thực hiện tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể... Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đang đứng trước nhiều thách thức.
Các chuyên gia, các nhà quản lý đã thảo luận những vấn đề cấp bách đặt ra, như việc sai phạm trong trùng tu, việc đưa linh vật ngoại lai vào di tích, nguy cơ mai một nhiều di sản văn hóa phi vật thể... Từ đó, đề xuất những biện pháp phục vụ cho công tác quản lý di sản trên địa bàn.
Sửa chữa hư hỏng tại các khu tái định cư
UBND thành phố vừa yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa ngay những công trình hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, vỉa hè… tại các khu tái định cư bị hư hỏng, xuống cấp theo đúng quy định và xong trước Tết Nguyên đán Ất Mùi, bảo đảm ổn định và phục vụ tốt các hộ dân trong các tòa nhà chung cư tái định cư thuộc diện quản lý.
UBND thành phố giao Sở Xây dựng khẩn trương kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị rà soát hồ sơ, tính toán số liệu về phương án, kinh phí quản lý vận hành, bảo trì với từng tòa nhà chung cư tái định cư; cân đối thu chi, đề xuất cơ chế, biện pháp tháo gỡ để bảo đảm việc vận hành, duy tu, bảo trì công trình.
Nguồn bài viết: http://www.nhandan.com.vn/hanoi/tin-moi-nhan/item/24920602-cong-bo-nhan-hieu-buoi-que-duong.html
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Vào thời điểm này, nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bắt đầu thả nuôi vụ tôm càng xanh trên đất lúa, tổng diện tích thả giống gần 180ha.

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.

Kể từ ngày 6/9 tới, người dân và doanh nghiệp muốn nuôi chim yến phải đăng ký và nếu phù hợp với quy hoạch nuôi chim yến của địa phương, cũng như được sự đồng ý của UBND cấp quận, huyện mới được nuôi.