Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm

Đề tài được nghiên cứu từ năm 2012 đến 2014 với mục đích tìm hiểu cơ chế và chứng minh tác động tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 đến hiệu quả nuôi tôm. Các nghiên cứu được phối hợp thực hiện với Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh cùng nông dân tại các địa phương trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống lúa lai Arize B-TE1 đem lại hiệu quả tích cực cho môi trường nuôi tôm. Các vi sinh vật có lợi và các loài thủy sinh làm thức ăn cho tôm tại các cánh đồng trồng lúa cao hơn và có ít vi sinh vật gây hại hơn, năng suất vụ tôm cao hơn, chất lượng tôm tốt và to hơn, tăng 45% lợi nhuận cho người nông dân.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh lúa lai Arize B-TE1 chịu mặn cao, lúa khỏe, đẻ nhánh mạnh, rễ lúa ăn sâu và năng suất cao. Trồng lúa này nuôi tôm cũng đạt, và tôm lớn nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".

Sau hơn ba năm triển khai thí điểm, đến nay, mô hình bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi tôm, đang từng bước đi vào đời sống, trở thành tấm lá chắn cho người nông dân trước những rủi ro, biến động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ.

Ngoài ra, việc liên kết các hộ dân NTTS còn giúp cho việc điều tiết cống tiêu thoát nước vùng nuôi bảo đảm tính mùa vụ sản xuất, tham gia quản lý giống thủy sản du nhập vào vùng nuôi... đồng thời góp phần nâng cao ý thức của các hộ dân trong quá trình NTTS để đạt năng suất, sản lượng cao.