Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, chiều ngày 6-3, tỉnh đã họp và quyết định sẽ công bố dịch cúm gia cầm tại xã Mã Đà và Thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu).
Trước đó, có 2 hộ chăn nuôi ở 2 địa phương nói trên xảy ra tình trạng đàn vịt bị chết hàng loạt. Sau khi nhận được tin báo, Chi cục Thú y phối hợp với địa phương khoanh vùng phun thuốc tiêu độc sát trùng các vùng đệm có nguy cơ cao và lấy mẫu kiểm tra. Kết quả qua đó phát hiện virus cúm gia cầm ở đàn vịt của 2 hộ chăn nuôi này. Đàn vịt bị chết đều là vịt nhỏ, trong đó có đàn được tiêm phòng, có đàn chưa tiêm phòng. Tổng đàn vịt tại 2 ổ dịch là hơn 10 ngàn con được đem đi tiêu hủy để tránh dịch bệnh lây lan.
Tuy đã công bố dịch, nhưng theo ông Quang, những hộ chăn nuôi trong vùng công bố dịch nếu tiêm phòng đầy đủ và tiêu độc sát trùng thường xuyên đảm bảo an toàn vẫn được thú y kiểm dịch gia cầm để xuất bán ra ngoài. Các hộ chăn nuôi xảy ra dịch có gia cầm phải tiêu hủy; nếu tiêm phòng đầy đủ sẽ được tỉnh hỗ trợ.
Như vậy, đến ngày 7-3, cả nước có 24 tỉnh, thành công bố dịch cúm gia cầm. Theo cảnh báo của Cục thú y, thời tiết vào đêm và sáng sớm se lạnh sẽ khiến nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm gia tăng, vì thế các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Bạch Văn Sơn, ở xã Nhơn Tân, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định chuyên chăn nuôi heo và trồng rừng kinh tế; là nông dân sản xuất giỏi của thị xã An Nhơn.

Ngày 25/11/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Ninh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học” tại xã Hoà Tiến, huyện Yên Phong.

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Thời gian qua, trong khi một số địa phương đang loay hoay tìm hướng đi mới nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thì tại một số xã của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang lại đang có bước chuyển dịch, phát triển theo hướng tích cực.

Vụ Mùa 2015, lần đầu tiên Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội (Hội Nông dân TP) thực hiện mô hình trên cây lúa giống phân bón NPK chứa silic và vi lượng dạng chelate (NPKSilic).