Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Tại Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, chiều ngày 6-3, tỉnh đã họp và quyết định sẽ công bố dịch cúm gia cầm tại xã Mã Đà và Thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu).
Trước đó, có 2 hộ chăn nuôi ở 2 địa phương nói trên xảy ra tình trạng đàn vịt bị chết hàng loạt. Sau khi nhận được tin báo, Chi cục Thú y phối hợp với địa phương khoanh vùng phun thuốc tiêu độc sát trùng các vùng đệm có nguy cơ cao và lấy mẫu kiểm tra. Kết quả qua đó phát hiện virus cúm gia cầm ở đàn vịt của 2 hộ chăn nuôi này. Đàn vịt bị chết đều là vịt nhỏ, trong đó có đàn được tiêm phòng, có đàn chưa tiêm phòng. Tổng đàn vịt tại 2 ổ dịch là hơn 10 ngàn con được đem đi tiêu hủy để tránh dịch bệnh lây lan.
Tuy đã công bố dịch, nhưng theo ông Quang, những hộ chăn nuôi trong vùng công bố dịch nếu tiêm phòng đầy đủ và tiêu độc sát trùng thường xuyên đảm bảo an toàn vẫn được thú y kiểm dịch gia cầm để xuất bán ra ngoài. Các hộ chăn nuôi xảy ra dịch có gia cầm phải tiêu hủy; nếu tiêm phòng đầy đủ sẽ được tỉnh hỗ trợ.
Như vậy, đến ngày 7-3, cả nước có 24 tỉnh, thành công bố dịch cúm gia cầm. Theo cảnh báo của Cục thú y, thời tiết vào đêm và sáng sớm se lạnh sẽ khiến nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm gia tăng, vì thế các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Lạng Giang (Bắc Giang) hiện có 30 ha chanh đào cho thu hoạch, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng chanh tập trung ở các xã: Tiên Lục, Tân Thanh và Hương Lạc.

Với mức giá tăng từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, nông dân trồng thanh long đang có lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.

Với bờ biển dài, có 2 cửa lạch, lực lượng, phương tiện đánh bắt hùng hậu, hệ thống hồ, đầm nuôi tôm tập trung... Thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng lợi thế đó trở thành sức hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư, tạo ra những tiền đề, điều kiện để ngành kinh tế thủy sản địa phương phát triển trong giai đoạn mới.

Tại nhiều chợ trên địa bàn Thủ đô, vải đầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bày bán dù còn thưa thớt. Tuy nhiên, giá vải thì cũng đủ mức, trong đó cao nhất là có người bán hàng "hét" giá tới 90.000 đồng/kg.

“Ngày thấp nhất, gia đình tôi thu không dưới 1 triệu đồng từ hơn 600 gốc chanh”-ông Nguyễn Văn Lăng, ở thôn Ia Só, xã Hbông, huyện Chư Sê chia sẻ như vậy về mô hình kinh tế có một không hai trên địa bàn tỉnh tính đến nay.