Công Bố Chỉ Dẫn Địa Lý Trâu Bảo Yên

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Trâu Bảo Yên có vóc dáng to, cao; ngực rộng; cổ dày; chân to và thẳng; da nhẵn và đen bóng; trọng lượng lớn và sức kéo rất khỏe.Theo đó, tại 18 xã, thị trấn của huyện Bảo Yên sẽ tập trung phát triển đàn trâu theo quy trình kỹ thuật từ chọn giống đến chăm sóc, tiêu thụ nhằm bảo đảm chất lượng của thương hiệu trâu Bảo Yên đã được công bố.
Bà Nguyễn Thị Thu- Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Toàn huyện hiện có hơn 20 nghìn con trâu, hằng năm bán ra thị trường khoảng hơn 3.000 con, trị giá hơn 40 tỷ đồng. Huyện đã đầu tư 3,3 tỷ đồng để thực hiện dự án “ Phát triển đàn trâu và xây dựng thương hiệu trâu Bảo Yên”. Qua đó, đã bình tuyển được 120 con trâu đực và 173 con trâu cái giống tốt để lai tạo, nhân giống thuần chủng, phục vụ phát triển đàn trâu ở địa phương. Việc công bố chỉ dẫn địa lý trâu Bảo Yên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của đàn gia súc của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Thống kê, đến thời điểm này, ngành chăn nuôi của tỉnh Tây Ninh phát triển ổn định, nhất là đàn gà tăng khá mạnh so cùng kỳ.

Thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến cho đàn vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Nắng nóng khốc liệt đã tiếp tục gây những thiệt hại không nhỏ đến “vựa chè” như Thanh Chương, Anh Sơn. Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 2.000 ha chè bị chết. Những diện tích chè mới trồng từ tháng 10 năm ngoái, qua mấy tháng trời chăm sóc, bây giờ coi như “xóa sổ”...

Sau thời gian bất lực nhìn vườn tiêu chết dần chết mòn do bệnh, thì nay nhiều nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mừng như “nhặt được vàng” khi ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam tại Gia Lai, đã sử dụng bài thuốc do mình nghiên cứu để cứu sống vườn tiêu của nông dân.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.