Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ

Tối ngày 03/10/2014 theo giờ Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố tên các DN bị đơn bắt buộc cho kỳ xem xét hành chính lần thứ 9 (POR9) trong vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) tôm vào thị trường Mỹ.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.
Không như những kỳ xem xét hành chính trước đó, trong kỳ POR9 lần này DOC đã tiến hành cách thức lựa chọn bị đơn bắt buộc theo phương pháp mới. Theo đó, trong tổng số 35 DN tôm Việt Nam hiện đang XK vào thị trường Mỹ, DOC đã tiến hành phân loại thành 3 nhóm gồm: nhóm I có 02 công ty chiếm 40% giá trị XK, nhóm II có 05 công ty chiếm hơn 20% giá trị XK và nhóm III là các công ty còn lại. Sau đó, máy tính sẽ tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi nhóm ra 01 DN để làm bị đơn bắt buộc.
Ngoài ra, hiện có 4 công ty đã tiến hành gửi đơn xin làm bị đơn tự nguyện gồm có: Công ty TNHH KDCB TS & XNK Quốc Việt, Công ty CP Nha Trang Seafoods, Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) và Minh Phú. Theo luật sư đại diện cho các DN Việt Nam trong vụ kiện, có khả năng Quốc Việt sẽ được lựa chọn vì là công ty đã nộp đơn đăng ký sớm nhất.
Trong kỳ POR9 lần này, DOC cũng đã thông báo sẽ không cho phép bổ sung hồ sơ và số liệu sau khi đã công bố kết quả điều tra sơ bộ. Do đó, mọi tính toán và số liệu từ các bị đơn phải được cung cấp đầy đủ và chính xác ngay từ đầu.
Mặt khác, hiện DOC cũng đã công bố danh sách các quốc gia sẽ được xem xét trong việc lựa chọn làm quốc gia để tính toán các giá trị thay thế cho kỳ POR9, đó là: Phillipin, Nicaragua, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan và Bangladesh. Theo các chuyên gia đánh giá, Ấn Độ có khả năng cao nhất sẽ được lựa chọn.
Liên quan đến kết quả của kỳ POR8 vừa qua, phía luật sư cũng cho biết đầu tuần sau (06/10/2014) sẽ tiến hành nộp đơn kháng kiện của các DN tôm Việt Nam lên Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ (CIT).
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại liên tục tăng cao, cộng với tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi canh và bán thâm canh đã dần ổn định nên nông dân nuôi tôm vô cùng phấn khởi vì rủi ro giảm, lợi nhuận cao.

Trong khi rất nhiều hộ nuôi tôm ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) nói riêng, tỉnh Phú Yên nói chung lao đao vì dịch bệnh thì ông Nguyễn Hải (SN 1943, ở khu phố 6, phường Phú Đông) đã mạnh dạn có những bước đi mới trong việc thay đổi kỹ thuật nuôi, trở thành một trong những nông dân làm giàu từ vật nuôi này.

Thời buổi công nghệ thông tin, chỉ một chiếc điện thoại di động là có thể biết được tất tật thông tin từ hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Vậy mà đối với các hộ nuôi trồng thủy sản lại mất trắng cơ nghiệp do… nghẽn thông tin dự báo thời tiết. Chuyện tưởng lạ nhưng lại có thật 100% đối với rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh sau cơn bão số 5 và số 6.

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.