Công Bố 2 Tỉnh Có Dịch Lở Mồm Long Móng

Ngày 7/1, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) công bố 2 tỉnh Lạng Sơn, Phú Yên hiện có dịch lở mồm long móng (LMLM) chưa qua 21 ngày.
Hiện nay, dịch LMLM đã xảy ra tại 2 xã Hồng Thái, huyện Bình Gia và xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn làm 199 con gia súc mắc bệnh (trong đó có 105 con trâu và 94 con bò), đã tiêu hủy 1 con bò chết.
Như vậy, tính đến ngày 7/1, cả nước có 2 tỉnh Lạng Sơn và Phú Yên có dịch LMLM chưa qua 21 ngày. Hiện các đoàn công tác của Cục Thú y và lãnh đạo Cơ quan Thú y vùng II vẫn đang tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.
Trước đó, ngày 31/12/2013, Bộ NNPTNT đã có chỉ đạo Công ty CP Thuốc thú y Trung ương NAVETCO thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền 100.000 liều vaccine lở mồm long móng tam giá để hỗ trợ cho các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định và TP. Đà Nẵng cùng 100.000 liều vaccine lở mồm long móng type O cho tỉnh Bình Định phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.