Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơn sốt cam non

Cơn sốt cam non
Ngày đăng: 18/05/2015

Qua trao đổi với chúng tôi, anh Lâm Thanh Dễ, chủ vựa thu mua tại xã Đông Phước, huyện Châu Thành, cho biết: “Do có người thân hiện là chủ vựa trái cây ở Vĩnh Long giới thiệu rằng có một đầu mối chuyên tiêu thụ cam non từ các nơi chuyển đến, nên lúc đầu anh Dễ cũng chỉ đến các vườn hỏi xin lượm những trái cam non rồi sẵn chuyến giao hàng, anh mang số cam này bán cho đầu mối, chuyến nào nhiều thì cũng kiếm thêm được khoản chi phí xăng dầu”.

Đặc biệt khoảng một tháng nay do nhu cầu của chủ đầu mối càng nhiều nên tại vựa thu mua của anh có “bổ sung” thu mua cam non thay vì các mặt hàng cam, quýt, bưởi… chuẩn như trước đây. Vậy là cứ mỗi tuần tại vựa này anh thu mua khoảng 700kg đến 1 tấn trái cam non với giá dao động từ 700-800 đồng/kg, sau đó anh Dễ giao lại cho đầu mối ở Vĩnh Long với giá 1.000 đồng/kg.

Anh Lâm Văn Mal, cán bộ kỹ thuật xã Đông Phước, cho biết: “Việc nhà vườn bán cam non cho các chủ vựa ở xã Đông Phước xảy ra gần một tháng nay, có bao nhiêu họ cũng mua. Những loại cam này thường do nhà vườn có nhu cầu tuyển trái để chừa lại những trái đạt chuẩn sau này”.

Còn một số nhà vườn ở Đông Phước thì cho rằng, thay vì trước đây số trái non này sau khi tuyển thì cũng bỏ, nếu tuôn đổ xuống mương vườn thì gây ảnh hưởng nguồn nước, còn để vung vãi trên bờ thì khó khăn cho việc làm vệ sinh vườn, nên sẵn dịp có người mua như vậy thì bán luôn, bỏ không thì uổng phí.

Cũng theo anh Dễ, chủ vựa trái cây xã Đông Phước, mỗi ngày, tuy không rầm rộ, nhưng bình quân anh cũng thu mua từ 50-70kg, chờ đủ tấn thì anh liên hệ với đầu mối ở Vĩnh Long thuê xe chuyên chở hết số hàng. Anh nói: “Bây giờ khỏe lắm, chỉ báo là đã đủ hàng thì họ sẵn sàng đem xe tải đến tận vựa tôi bốc xếp lên xe không phải tốn chi phí chuyên chở như trước nữa, ở tại chỗ cũng hưởng chênh lệch từ 200-300 đồng/kg so với giá mua của nhà vườn”.

Qua tìm hiểu, việc thu mua cam non hiện nay ở Châu Thành khá phổ biến, nhưng chưa ai xác định mục đích việc thu mua của các đầu mối, rồi tiêu thụ ở thị trường nào và thời gian “ăn” hàng này sẽ còn được bao lâu…?

Cũng với suy nghĩ “bỏ thì uổng” mà hiện nay không loại trừ một số nhà vườn có nhu cầu tuyển trái để bán cam non; một số người còn tranh thủ đến các nhà vườn lân cận hỏi xin để được gom lượm cam non, cam hư về bán cho các vựa, tuy ít ỏi nhưng cũng có nguồn chi tiêu vặt mỗi ngày.

Còn nhớ cách đây không lâu, việc thu mua lá mãng cầu xiêm, thu mua cau non xảy ra ở các địa phương đã khiến cho nhiều nhà vườn lao đao vì những cơn “sốt hàng” này. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, nói: “Sau khi sự việc xảy ra, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành có Công văn số 107 về việc ngăn chặn việc thu mua trái cam non trên địa bàn. Riêng về phía ngành sẽ chỉ đạo cho tổ kỹ thuật nông nghiệp các xã, thị trấn, tiến hành rà soát việc tổ chức thu mua trên địa bàn, tùy theo mức độ và tính chất sẽ có hướng xử lý kịp thời”.

Theo nhận định của ngành chức năng, nếu tình trạng mua cam non tiếp tục kéo dài và thương lái tiếp tục tăng giá đột biến nhất thời, chắc chắn sẽ tạo cho nhà vườn có tâm lý ham lợi nhuận trước mắt. Còn về lâu dài sẽ làm giảm nguồn nguyên liệu cam cung cấp ra thị trường. Do vậy, rất cần sự tham gia vào cuộc của các ngành hữu quan làm rõ nguyên nhân và có những thông tin chính thống về thực trạng mua cam non đang diễn ra, để người dân an tâm sản xuất, tránh vì lợi nhuận trước mắt mà kéo theo hệ lụy kinh tế thiếu tính bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Mở Lớp Dạy Nông Dân Nuôi Chồn Ở Đắk Lắk Doanh Nghiệp Mở Lớp Dạy Nông Dân Nuôi Chồn Ở Đắk Lắk

Theo ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiên Cường thì mục đích của các lớp tập huấn là nhằm tạo nghề, giúp nông dân có kỹ thuật sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cũng để góp phần cho thương hiệu cà phê chồn Dak Lak ngày càng lớn mạnh hơn, đủ sức vươn xa ra và cạnh tranh trên thị trường thế giới.

20/05/2012
Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn).

30/08/2011
Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

24/05/2012
Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

01/09/2011
Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

24/05/2012