Cơn Mưa Vàng Cho Người Nông Dân

Liên tục mấy ngày qua trận mưa đầu mùa khá lớn tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và một số huyện, thị khiến nông dân phấn khởi, hàng ngàn ha cây trồng được cứu thoát.
Tại huyện Bù Gia Mập liên tục mấy ngày qua xuất hiện nhiều trận mưa lớn, nhất là tại các xã vùng sâu như Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Phú Nghĩa… đã giải quyết tình trạng thiếu nước. Ông Nguyễn Văn Nghĩa ở xã Đắk Ơ có 4,5 ha trồng cây sầu riêng, nhưng hiện nay các giếng khoan phục vụ tưới nước cho cây trồng đều cạn kệt.
Để đảm bảo cây phát triển tốt ông Nghĩa phải mua nước tưới cho vườn cây với 250 ngàn đồng/1 giờ nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Ông Nghĩa cho biết “Hiện nay sầu riêng đang trong thời kỳ ra hoa kết quả, nếu không đủ nước cung cấp kịp thời thì mùa sầu riêng năm nay coi như hỏng.
Nhờ mấy trận mưa vừa qua không những giúp cây phát triển xanh tốt mà còn tiết kiệm được một khoản tiền mua nước tưới rất lớn”. Ngoài gia đình ông Nghĩa thì hàng trăm hộ dân ở đây như bắt được vàng vì mưa, nhiều diện tích hoa màu, tiêu… trước ngả màu vàng thì nay đã xanh tốt trở lại.
Tương tự vườn cây đu đủ hơn 6 ha xen cao su của anh Văn Ngọc Hoàng ở xã Tân Hưng (Đồng Phú) đang chết dần, chết mòn do thiếu nước. Trước đó anh đã phải chặt bỏ một phần diện tích vì cây đã héo úa. Việc thiếu nước làm cho cây ít ra hoa, tỷ lệ đạt trái không cao. Thế nhưng bốn trận mưa liên tiếp mấy ngày qua đã làm hồi sinh lại hàng ngàn cây đu đủ gần chết của gia đình anh Hoàng.
Theo người dân ở các huyện Bù Đăng, Hớn Quản, Lộc Ninh… mưa đã xuất hiện tại một số vùng, lượng mưa tuy không nhiều nhưng đã cứu nhiều diện tích cây trồng đang chết dở vì khô hạn. Đặc biệt, tại thị xã Đồng Xoài mưa về giúp cho hàng trăm ha cây trồng có nước tưới mà còn giải quyết được nước sinh hoạt cho hằng trăm hộ dân.
Có thể bạn quan tâm

Khi “nhiễm bệnh” từ tác động bên ngoài, cây dó bầu tiết ra chất nhựa chống lại và hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm hương. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có sản phẩm như trầm tóc, trầm hương hay kỳ nam. Do bị khai thác gần như tận diệt nên các phu trầm đã đem loại cây rừng này về trồng tại vườn nhà với kỳ vọng sẽ tạo được trầm từ chính bàn tay con người.

Sự phát triển đáng nể của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập niên qua, với hàng loạt mặt hàng nông sản top đầu thế giới cả về sản lượng, năng suất như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, khoai mì (sắn) khiến nhiều nước vừa kinh ngạc, vừa khâm phục.

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long và Bộ môn BVTV- Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo báo cáo công tác nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phòng trị sâu đục củ khoai lang, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.

Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.