Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh

Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh
Ngày đăng: 14/06/2013

Thực hiện chương trình kết nghĩa giữa huyện Vân Canh và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), được sự giúp đỡ của huyện bạn, huyện Vân Canh đã xây dựng Đề án phát triển nuôi hươu sao, xây dựng mô hình phát triển loại vật nuôi mới này để nông dân tiếp cận.

Hươu sao là động vật nhai lại sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, thân của nhiều loại thực vật, các giống cỏ trồng và phụ phế phẩm nông nghiệp, vì thế chi phí cho thức ăn thấp. Hươu sao có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh.

Sau một thời gian tham quan, học tập mô hình nuôi hươu sao ở Hương Sơn, cuối tháng 12.2012, Trạm Khuyến nông (KN) Vân Canh đã mua về 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi, giao cho 4 hộ ở thị trấn Vân Canh và xã Canh Vinh nuôi thử nghiệm. Qua 6 tháng nuôi, hươu sao của các hộ đều phát triển tốt, 4 hươu đực đã cho nhung, con cho nhiều nhất 7 lạng, con ít nhất cũng được 3,2 lạng. 4 hươu cái cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Ông Đinh Văn Đỗ - ở xã Canh Vinh, một hộ tham gia nuôi hươu thử nghiệm - đã thu được gần 7 lạng nhung hươu, với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Đỗ tâm sự, khi Trạm KN hỗ trợ cho gia đình ông một cặp hươu sao, ông vừa mừng vừa lo. Mừng vì được hỗ trợ giống, thế nhưng lại lo vì từ trước giờ chỉ thấy nuôi hươu trên tivi thôi. Lo thì lo, nhưng ông vẫn quyết tâm nhận nuôi hươu. Ông đã đầu tư làm chuồng, mua lưới B40 về rào xung quanh một khoảnh vườn, tạo một cái sân đủ rộng để hươu đi dạo. Ngoài việc được Trạm KN hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc hươu sao, ông còn tìm đọc thêm sách vở về đối tượng nuôi này. Ông cho biết thêm, nếu nuôi tốt, trung bình một con hươu sẽ cho 1 kg nhung/năm.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Trạm KN huyện Vân Canh, cho biết: Sau 6 tháng triển khai nuôi thử nghiệm hươu sao, mô hình đã tương đối thành công. Ở Vân Canh có đủ điều kiện nuôi hươu sao, ngoại cảnh thuận lợi, khí hậu không quá nóng, không quá lạnh; nguồn thức ăn phong phú… Do vậy, đây là mô hình có nhiều triển vọng nhân rộng, nhằm giúp bà con nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Rừng Trồng FSC Tỷ Phú Rừng Trồng FSC

Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh đạt 5.000 ha. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững.

22/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, ở Gio Linh (Quảng Trị) hiện có gần 100 trang trại, gia trại ở vùng gò đồi gồm các xã như Gio An, Gio Hoà, Hải Thái, Linh Hải…Đây là những trang trại cao su, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Điều quan trọng là đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng gò đồi.

22/10/2014
Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh

Vùng gò đồi, miền núi phía Tây của huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích tự nhiên 34.336 ha, chiếm 78% diện tích của toàn huyện. Với lợi thế đất đai, phần lớn là đồi núi, có đất đỏ ba dan, Feralit, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và những mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

22/10/2014
Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững

Xã đã tiến hành khảo sát, thống kê về diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên và những khó khăn, thuận lợi, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa ra các chương trình hành động cụ thể để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở vùng gò đồi.

22/10/2014
Nhập Khẩu Các Mặt Hàng Xăng Dầu, Vải, Ngô... Tăng Mạnh Nhập Khẩu Các Mặt Hàng Xăng Dầu, Vải, Ngô... Tăng Mạnh

Theo đó, xuất khẩu cả nước ước đạt 6,2 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 6,63 tỉ USD. Trong đó, hai nhóm hàng dệt may và điện thoại, linh kiện điện thoại vẫn là nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 981 triệu USD và 880 triệu USD. Về nhập khẩu, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tiếp tục là nhóm dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu với tổng hơn 1 tỉ USD.

22/10/2014