Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh

Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh
Ngày đăng: 14/06/2013

Thực hiện chương trình kết nghĩa giữa huyện Vân Canh và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), được sự giúp đỡ của huyện bạn, huyện Vân Canh đã xây dựng Đề án phát triển nuôi hươu sao, xây dựng mô hình phát triển loại vật nuôi mới này để nông dân tiếp cận.

Hươu sao là động vật nhai lại sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, thân của nhiều loại thực vật, các giống cỏ trồng và phụ phế phẩm nông nghiệp, vì thế chi phí cho thức ăn thấp. Hươu sao có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh.

Sau một thời gian tham quan, học tập mô hình nuôi hươu sao ở Hương Sơn, cuối tháng 12.2012, Trạm Khuyến nông (KN) Vân Canh đã mua về 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi, giao cho 4 hộ ở thị trấn Vân Canh và xã Canh Vinh nuôi thử nghiệm. Qua 6 tháng nuôi, hươu sao của các hộ đều phát triển tốt, 4 hươu đực đã cho nhung, con cho nhiều nhất 7 lạng, con ít nhất cũng được 3,2 lạng. 4 hươu cái cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Ông Đinh Văn Đỗ - ở xã Canh Vinh, một hộ tham gia nuôi hươu thử nghiệm - đã thu được gần 7 lạng nhung hươu, với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Đỗ tâm sự, khi Trạm KN hỗ trợ cho gia đình ông một cặp hươu sao, ông vừa mừng vừa lo. Mừng vì được hỗ trợ giống, thế nhưng lại lo vì từ trước giờ chỉ thấy nuôi hươu trên tivi thôi. Lo thì lo, nhưng ông vẫn quyết tâm nhận nuôi hươu. Ông đã đầu tư làm chuồng, mua lưới B40 về rào xung quanh một khoảnh vườn, tạo một cái sân đủ rộng để hươu đi dạo. Ngoài việc được Trạm KN hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc hươu sao, ông còn tìm đọc thêm sách vở về đối tượng nuôi này. Ông cho biết thêm, nếu nuôi tốt, trung bình một con hươu sẽ cho 1 kg nhung/năm.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Trạm KN huyện Vân Canh, cho biết: Sau 6 tháng triển khai nuôi thử nghiệm hươu sao, mô hình đã tương đối thành công. Ở Vân Canh có đủ điều kiện nuôi hươu sao, ngoại cảnh thuận lợi, khí hậu không quá nóng, không quá lạnh; nguồn thức ăn phong phú… Do vậy, đây là mô hình có nhiều triển vọng nhân rộng, nhằm giúp bà con nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

03/11/2012
Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

04/11/2012
BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn

Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.

06/11/2012
Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

08/11/2012
Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

09/11/2012