Con Hươu Sao Trên Đất Vân Canh

Thực hiện chương trình kết nghĩa giữa huyện Vân Canh và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), được sự giúp đỡ của huyện bạn, huyện Vân Canh đã xây dựng Đề án phát triển nuôi hươu sao, xây dựng mô hình phát triển loại vật nuôi mới này để nông dân tiếp cận.
Hươu sao là động vật nhai lại sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, thân của nhiều loại thực vật, các giống cỏ trồng và phụ phế phẩm nông nghiệp, vì thế chi phí cho thức ăn thấp. Hươu sao có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh.
Sau một thời gian tham quan, học tập mô hình nuôi hươu sao ở Hương Sơn, cuối tháng 12.2012, Trạm Khuyến nông (KN) Vân Canh đã mua về 4 cặp hươu sao 18 tháng tuổi, giao cho 4 hộ ở thị trấn Vân Canh và xã Canh Vinh nuôi thử nghiệm. Qua 6 tháng nuôi, hươu sao của các hộ đều phát triển tốt, 4 hươu đực đã cho nhung, con cho nhiều nhất 7 lạng, con ít nhất cũng được 3,2 lạng. 4 hươu cái cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Ông Đinh Văn Đỗ - ở xã Canh Vinh, một hộ tham gia nuôi hươu thử nghiệm - đã thu được gần 7 lạng nhung hươu, với giá hiện nay 1,2 triệu đồng/lạng, thu nhập hơn 7 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Đỗ tâm sự, khi Trạm KN hỗ trợ cho gia đình ông một cặp hươu sao, ông vừa mừng vừa lo. Mừng vì được hỗ trợ giống, thế nhưng lại lo vì từ trước giờ chỉ thấy nuôi hươu trên tivi thôi. Lo thì lo, nhưng ông vẫn quyết tâm nhận nuôi hươu. Ông đã đầu tư làm chuồng, mua lưới B40 về rào xung quanh một khoảnh vườn, tạo một cái sân đủ rộng để hươu đi dạo. Ngoài việc được Trạm KN hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc hươu sao, ông còn tìm đọc thêm sách vở về đối tượng nuôi này. Ông cho biết thêm, nếu nuôi tốt, trung bình một con hươu sẽ cho 1 kg nhung/năm.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Trạm KN huyện Vân Canh, cho biết: Sau 6 tháng triển khai nuôi thử nghiệm hươu sao, mô hình đã tương đối thành công. Ở Vân Canh có đủ điều kiện nuôi hươu sao, ngoại cảnh thuận lợi, khí hậu không quá nóng, không quá lạnh; nguồn thức ăn phong phú… Do vậy, đây là mô hình có nhiều triển vọng nhân rộng, nhằm giúp bà con nông dân phát triển kinh tế có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Môi trường và Quốc tế cho thấy, đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự sống, tuy nhiên, nếu hàm lượng cao trong cơ thể sống, nó sẽ gây hại. Khi các nhà máy, khu công nghiệp thải các chất trên ra đất, nguồn nước với hàm lượng cao chất này sẽ tạo ra sự nguy hại nghiêm trọng tới cây trồng và hệ sinh thái dưới nước

Huệ đỏ là cây thân giả (giống hành tây). Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn, mọc đối nhau thành hai hàng xanh đậm. Cọng hoa tròn to, mọc lên từ nách lá có thể cao đến 20-30cm. Thường mỗi cành hoa có 4 nụ, từ khi nở đến khi tàn khoảng 5-10 ngày, lúc đầu nở 2 hoa vài ngày sau nở tiếp hai hoa còn lại.

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121±9nm, dài khoảng 276±26nm, có vỏ bọc, không có thể vùi. Bộ gen của virus này là DNA sợi đôi với kích thước khoảng 305 kb. Đây là loại virus gây chết tôm nhiều, nhanh nhất và có khả năng lây nhiễm cao. Khi thâm nhập vào cơ thể tôm, loại virus này cư trú ở nhiều bộ phận như mô nội bì, mô dạ dày, mang, buồng trứng (hay tinh hoàn), hệ thống thần kinh, mắt, chân bơi… Khi nhiễm bệnh, tôm có màu đỏ hồng, đốm trắng ở vỏ giáp đầu ngực, tỷ lệ tôm bị chết khi nhiễm bệnh lên đến 80-100%.

Trong những tháng qua, ở Ninh Thuận, “sự cố” tôm nuôi chết hàng loạt đã làm các vùng nuôi tôm Đầm Nại (Ninh Hải), An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) trở nên ảm đạm thấy rõ. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh cho biết: “Bệnh lạ từng được nói tới vài tháng trước giờ đã được các nhà khoa học định danh là hội chứng tôm chết sớm bởi bệnh hoại tử gan tụy, có điều chưa tìm ra tác nhân”.