Con Dông Đang Khó Tiêu Thụ

Sau một thời gian phát triển mạnh ở Bình Thuận, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đến nay người nuôi dông đang đối mặt với khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Bài toán về thị trường tiêu thụ sản phẩm đang được nhiều người dân quan tâm.
Hiện nay lượng dông ở các chuồng nuôi khá lớn, nhưng người dân lại không bán được sản phẩm. Thực tế này là hệ quả của việc phát triển quá nhanh số hộ nuôi dông tự phát khiến cung vượt cầu. Tại huyện Bắc Bình, địa phương có số hộ nuôi dông lớn nhất tỉnh Bình Thuận, tình hình tiêu thụ dông đang gặp nhiều khó khăn, sức mua yếu dần, khiến nhiều hộ dân không bán được dông.
Anh Nguyễn Văn Dũng, một hộ nuôi dông ở xã Hòa Thắng (Bắc Bình) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lượng dông bán ra ít hơn nhiều so với các năm trước. Nhu cầu về dông giống cũng không cao, khiến người nuôi dông gặp không ít khó khăn. Thị trường tiêu thụ con dông lớn nhất vẫn là TP.Hồ Chí Minh.
Vì vậy, khi sức tiêu thụ của thị trường này giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi dông. Một nguyên nhân khác khiến tình hình tiêu thụ con dông năm nay ít hơn mọi năm, là do một số tỉnh khác sau thời gian nuôi thử nghiệm con dông không thành công đã dừng việc nhập dông giống từ Bình Thuận.
Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình cho biết: Các hộ nuôi dông hiện nay chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm mà phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Bên cạnh đó, người nuôi dông cũng chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng khi thị trường cần thì không có dông bán và ngược lại.
Con dông đã được đăng kí thương hiệu, nhưng với cách làm hiện nay, người dân vẫn “tự mình” tìm hướng phát triển. Thực tế đặt ra vấn đề: Cần đổi mới cách tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm con dông Bình Thuận ra thị trường, tránh phát triển nuôi tự phát. Các ngành chức năng cần phối hợp giúp người dân “giải bài toán” thị trường tiêu thụ con dông. Có như vậy con dông mới phát triển một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HÐND ngày 26.7.2013 của HÐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (KCHKM), kênh mương nội đồng (KMNÐ) giai đoạn 2013-2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta từng bước được hoàn thiện, phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu, tiến độ thực hiện KCHKM vẫn còn chậm do vốn đầu tư thấp.

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.

Với trang trại rộng hơn 4.000 m2, anh Huỳnh Chí Công (xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM) đã thu hàng tỉ đồng từ nghề nuôi rắn, kỳ đà và rùa để xuất khẩu.

Hiện nay, ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), có rất nhiều gia đình ở các xã kinh tế mới như Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú trồng sầu riêng, một loại cây có nguồn gốc từ Nam Bộ. Ước tính có đến gần 100 cây sầu riêng đang cho trái. Sầu riêng đang mang lại một nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.