Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con Dông Đang Khó Tiêu Thụ

Con Dông Đang Khó Tiêu Thụ
Ngày đăng: 10/09/2013

Sau một thời gian phát triển mạnh ở Bình Thuận, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đến nay người nuôi dông đang đối mặt với khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Bài toán về thị trường tiêu thụ sản phẩm đang được nhiều người dân quan tâm.

Hiện nay lượng dông ở các chuồng nuôi khá lớn, nhưng người dân lại không bán được sản phẩm. Thực tế này là hệ quả của việc phát triển quá nhanh số hộ nuôi dông tự phát khiến cung vượt cầu. Tại huyện Bắc Bình, địa phương có số hộ nuôi dông lớn nhất tỉnh Bình Thuận, tình hình tiêu thụ dông đang gặp nhiều khó khăn, sức mua yếu dần, khiến nhiều hộ dân không bán được dông.

Anh Nguyễn Văn Dũng, một hộ nuôi dông ở xã Hòa Thắng (Bắc Bình) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lượng dông bán ra ít hơn nhiều so với các năm trước. Nhu cầu về dông giống cũng không cao, khiến người nuôi dông gặp không ít khó khăn. Thị trường tiêu thụ con dông lớn nhất vẫn là TP.Hồ Chí Minh.

Vì vậy, khi sức tiêu thụ của thị trường này giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi dông. Một nguyên nhân khác khiến tình hình tiêu thụ con dông năm nay ít hơn mọi năm, là do một số tỉnh khác sau thời gian nuôi thử nghiệm con dông không thành công đã dừng việc nhập dông giống từ Bình Thuận.

Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình cho biết: Các hộ nuôi dông hiện nay chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm mà phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Bên cạnh đó, người nuôi dông cũng chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng khi thị trường cần thì không có dông bán và ngược lại.

Con dông đã được đăng kí thương hiệu, nhưng với cách làm hiện nay, người dân vẫn “tự mình” tìm hướng phát triển. Thực tế đặt ra vấn đề: Cần đổi mới cách tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm con dông Bình Thuận ra thị trường, tránh phát triển nuôi tự phát. Các ngành chức năng cần phối hợp giúp người dân “giải bài toán” thị trường tiêu thụ con dông. Có như vậy con dông mới phát triển một cách bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả

Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.

26/10/2013
“Vua Bưởi Hồ Lô” Lại Xuất Chiêu “Vua Bưởi Hồ Lô” Lại Xuất Chiêu

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

26/10/2013
Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản Để Giảm Rủi Ro Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản Để Giảm Rủi Ro

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

28/10/2013
Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

28/10/2013
Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

29/10/2013