Con Banh Lông Đang Được Khai Thác

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.
Sở dĩ người dân địa phương gọi banh lông vì hình thù của nó tròn giống như trái banh tennis, mỗi con có trọng lượng khoảng 150gam đến 160gam, da nhám, nhớt. Từ đầu năm 2014, nhiều thương lái đổ xô mua banh lông tươi nên giá tăng vọt có lúc lên tới 600 nghìn đồng/kg tươi.
Sau đó lại xuống mạnh chỉ còn 200 - 220 nghìn đồng/kg. Không ít ngư dân thấy có lãi nên đầu tư ngư lưới cụ đua nhau khai thác. Vùng biển nhiều banh lông là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Còn ngư trường Bình Thuận xuất hiện ít vì đáy ít bùn. Tuy nhiên, không ít tàu thuyền của ngư dân Bình Thuận cũng vào ngư trường phía Nam khai thác con banh lông.
Theo ông Nguyễn Sáu - một ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt hải sản cho hay: “Để đánh bắt được con banh lông, ngư dân sử dụng lồng sắt gắn bàn cào như chiếc lược cày xới nền đáy biển (do con banh lông vùi sâu dưới bùn đáy biển). Ước tính một chiếc tàu chuyển đổi ngư cụ đánh bắt tốn khoảng 15 – 20 triệu đồng và mỗi chuyến ra khơi tốn hơn 10 triệu đồng chi phí, vì tàu thuyền phải ra xa và cào sâu dưới lớp bùn đáy biển…”
Những tháng gần đây giá con banh lông giảm mạnh làm cho ngư dân lỡ đã đầu tư ngư lưới cụ lo lắng, vì sợ lỗ sau mỗi chuyến biển. Ông Đỗ Văn Long - Một ngư dân Bình Thuận vào vùng Kiên Giang khai thác cho biết: “Đầu năm nay tôi làm lưới ghẹ bị thất bát nên chuyển đổi sang đánh bắt banh lông có ăn hơn.
Tôi làm cào sắt, dây kéo tốn 20 triệu đồng. Khai thác con này phải ra khơi xa biển sâu. Khai thác được mẻ nào làm sạch ruột, ướp muối trên biển, sau đó bán cho thương lái…”.
Chúng tôi tìm hiểu một cơ sở thu mua và chế biến banh lông được biết: Sau khi đưa con banh lông tươi về được rửa sạch muối và luộc chín khoảng 30 phút. Sau đó sấy khô, cứ 4kg banh lông tươi sấy còn 1kg banh lông khô. Mặt hàng này được bán cho các cơ sở xuất khẩu sang Singapore, Trung Quốc… Con banh lông này dùng để chế biến các món ăn cao cấp tại nhà hàng, khách sạn.
Tuy nhiên, hiện nay đang nổi lên một số ý kiến xung quanh việc khai thác banh lông bằng loại cào sắt. Theo nhiều chuyên gia, cào sắt trong khi cào banh long sẽ phá môi trường bên dưới mặt nước, làm cho các loại cá thiếu nơi cư ngụ, đây là vấn đề cần lưu tâm để quyết định cấm hay không cấm khai thác banh lông.
Có thể bạn quan tâm

Mối liên kết SX, tiêu thụ lúa hàng hóa giữa DNTN Thành Khiêm (TP Rạch Giá, Kiên Giang) và HTX Nông nghiệp 41 (xã Phi Thông, TP Rạch Giá) đến nay đã được hơn 5 năm và diện tích ngày càng mở rộng. Mối liên kết này bắt đầu được thực hiện từ vụ ĐX 2008-2009, với diện tích thí điểm ban đầu là 10 ha, với 7 xã viên tham gia.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) trong 9 tháng đạt 2.695 tấn, trong đó khai thác 1.469 tấn (khai thác biển 1.212 tấn, nước lợ 135 tấn và nước ngọt 122 tấn), sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng thủy sản 1.226 tấn.

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Trong nhiều năm gần đây, tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù ngành chức năng tích cực lấy mẫu xét nghiệm, đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi để giảm bớt thiệt hại song các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay còn gặp không ít khó khăn.

Trước tình trạng này, UBND xã Phước Thuận đã mời tất cả các trường hợp tới làm việc, yêu cầu tự giác tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước ngày 31.10.2014. Nếu các hộ không tự giác chấp hành, UBND xã Phước Thuận sẽ xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ.