Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con Banh Lông Đang Được Khai Thác

Con Banh Lông Đang Được Khai Thác
Ngày đăng: 23/06/2014

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.

Sở dĩ người dân địa phương gọi banh lông vì hình thù của nó tròn giống như trái banh tennis, mỗi con có trọng lượng khoảng 150gam đến 160gam, da nhám, nhớt. Từ đầu năm 2014, nhiều thương lái đổ xô mua banh lông tươi nên giá tăng vọt có lúc lên tới 600 nghìn đồng/kg tươi.

Sau đó lại xuống mạnh chỉ còn 200 - 220 nghìn đồng/kg. Không ít ngư dân thấy có lãi nên đầu tư ngư lưới cụ đua nhau khai thác. Vùng biển nhiều banh lông là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Còn ngư trường Bình Thuận xuất hiện ít vì đáy ít bùn. Tuy nhiên, không ít tàu thuyền của ngư dân Bình Thuận cũng vào ngư trường phía Nam khai thác con banh lông.

Theo ông Nguyễn Sáu - một ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt hải sản cho hay: “Để đánh bắt được con banh lông, ngư dân sử dụng lồng sắt gắn bàn cào như chiếc lược cày xới nền đáy biển (do con banh lông vùi sâu dưới bùn đáy biển). Ước tính một chiếc tàu chuyển đổi ngư cụ đánh bắt tốn khoảng 15 – 20 triệu đồng và mỗi chuyến ra khơi tốn hơn 10 triệu đồng chi phí, vì tàu thuyền phải ra xa và cào sâu dưới lớp bùn đáy biển…”

Những tháng gần đây giá con banh lông giảm mạnh làm cho ngư dân lỡ đã đầu tư ngư lưới cụ lo lắng, vì sợ lỗ sau mỗi chuyến biển. Ông Đỗ Văn Long - Một ngư dân Bình Thuận vào vùng Kiên Giang khai thác cho biết: “Đầu năm nay tôi làm lưới ghẹ bị thất bát nên chuyển đổi sang đánh bắt banh lông có ăn hơn.

Tôi làm  cào sắt, dây kéo tốn 20 triệu đồng. Khai thác con này phải ra khơi xa biển sâu. Khai thác được mẻ nào làm sạch ruột, ướp muối trên biển, sau đó bán cho thương lái…”.

Chúng tôi tìm hiểu một cơ sở thu mua và chế biến banh lông được biết: Sau khi đưa con banh lông tươi về được rửa sạch muối và luộc chín khoảng 30 phút. Sau đó sấy khô, cứ 4kg banh lông tươi sấy còn 1kg banh lông khô. Mặt hàng này được bán cho các cơ sở xuất khẩu sang Singapore, Trung Quốc… Con banh lông này dùng để chế biến các món ăn cao cấp tại nhà hàng, khách sạn.

Tuy nhiên, hiện nay  đang nổi lên một số ý kiến xung quanh việc khai thác banh lông bằng loại  cào sắt. Theo nhiều chuyên gia, cào sắt trong khi cào banh long sẽ phá môi trường bên dưới mặt nước, làm cho các loại cá thiếu nơi  cư ngụ, đây là vấn đề cần lưu tâm để quyết định cấm hay không cấm khai thác banh lông.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Niềm Của Nông Dân Trồng Chè Nỗi Niềm Của Nông Dân Trồng Chè

Bóc một họp trà líp ton giá vài chục nghìn đồng, nếu vào nhà hàng, chỉ cần nhúng một tép trà vào một bộ tách đẹp, thêm chút ít chanh đường, thế đã là một thức nhấm cao cấp với giá tương đối cao

18/02/2011
Chỉ Có 5,2% Trại Sản Xuất Cá Tra Giống Đã Qua Chọn Lọc Chỉ Có 5,2% Trại Sản Xuất Cá Tra Giống Đã Qua Chọn Lọc

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay trong 152 trại sản xuất cá bột có đàn cá bố mẹ mới chỉ có 5,2% trại sản xuất cá bố mẹ đã qua chọn lọc di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trên 31% cơ sở sản xuất chọn mua cá bố mẹ từ nguồn cá tự nhiên.

30/10/2012
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.

16/01/2012
Nuôi Ốc Hương Nuôi Ốc Hương "Một Vốn - Ba Lời"

Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng.

25/12/2010
Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp” Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp”

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

08/03/2011