Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò

Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò
Ngày đăng: 27/05/2012

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

Dự án này cho 19 hộ vay vốn (hơn 20 triệu đồng/hộ), với lãi suất 0,8%/tháng, thời gian vay 36 tháng.

Có tiền mua thêm trâu, bò

Với 400 triệu đồng mà quỹ đầu tư cho dự án, các hộ nông dân ở Hạ Bì không những có vốn mua thêm trâu, bò mà còn tận dụng được lợi thế của xã giúp phát triển kinh tế.

Anh Bùi Văn Sính - Chi hội Sào, vừa được vay 25 triệu đồng, hồ hởi nói: “Trước đây, nhà tôi chỉ có 1 con trâu, cứ nuôi lớn lại bán đi lấy tiền mua con nhỏ về nuôi. Mỗi lần bán, tiền lãi chẳng được bao nhiêu, chỉ đủ ăn chứ không đầu tư làm thêm được nghề gì. Từ khi được vay tiền Quỹ HTND, tôi mua thêm được 2 con bò giống, khoảng 2 năm sau sẽ sinh được 2 con bê, với giá bán 15 - 17 triệu đồng một đôi bò giống, tôi có thêm tiền để tăng quy mô đàn bò”.

Giá trâu, bò trên thị trường đang rất cao, gia đình anh Quách Đình Hưng lại có đồng cỏ lớn, nên anh rất cần 20 triệu đồng để mua một đôi nghé về gây giống. “Nhà tôi có đồng cỏ lớn, nhưng mấy năm trước vì không có trâu nên tôi cắt cỏ đi bán cho những nhà nuôi trâu. Giờ được vay 20 triệu đồng với lãi suất thấp, tôi sẽ mua trâu về nuôi, không còn phải cắt cỏ nhà mình đi bán cho người khác nữa”.

Còn chị Lê Thị Tuyết chia sẻ: "Tôi được vay 20 triệu đồng, lãi suất 0,8%/tháng, thời gian vay 36 tháng. Tôi sẽ nỗ lực phát huy hiệu quả của đồng vốn này để đáp lại sự tin tưởng của các cấp Hội ND”.

Xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi

Ông Quách Đình Ón - Chủ tịch Hội ND xã Hạ Bì cho biết: “Xã có 40% diện tích đất là đồi, đồng cỏ, phù hợp để chăn nuôi trâu, bò. Mùa này, bà con làm lều tại các đồng cỏ tự nhiên để chăn bò rồi nghỉ ngơi tại đó luôn. Huyện Kim Bôi có điểm tiêu thụ trâu, bò lớn là chợ Bo và Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, nên bà con không lo phải đi xa để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của mình”.

Ông Ón cho biết thêm: Xã có hơn 100 hộ có truyền thống chăn nuôi trâu, bò, nhưng với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ có 1 - 3 con, nhiều khi không đủ để cung cấp cho thị trường. Hiện tại, khó khăn nhất của những người nuôi trâu, bò là vốn. Được Quỹ HTND cho vay vốn với lãi suất thấp, các hộ có điều kiện để phát triển quy mô đàn trâu, bò nhà mình, tăng hiệu quả kinh tế.

Tham gia dự án, mỗi tháng một lần các hộ sẽ được tập huấn kỹ thuật về cách chăm sóc khi bò đẻ, làm chuồng trại thế nào cho thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông... Hộ nuôi trước có nhiều kinh nghiệm hơn hướng dẫn cho các hộ nuôi sau. Không chỉ cho trâu bò ăn cỏ tự nhiên, các hộ còn trồng cỏ voi để dự trữ thức ăn cho trâu, bò, đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng cao.

Ông Quách Đình Chí - 1 trong 19 hộ tham gia Dự án Chăn nuôi bò sinh sản cho hay: "Gia đình tôi có 6 con bò nhưng không sợ chúng bị dịch bệnh, vì cứ hàng tháng các gia đình tham gia dự án sẽ họp để học kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Không những thế, khi bán trâu, bò ra thị trường, tất cả chúng tôi đều thống nhất một giá cả chung nên không lo bị ép giá”.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Kim Bôi khẳng định: "Dự án Chăn nuôi bò sinh sản do Quỹ HTND triển khai đã phát huy được thế mạnh của địa phương chúng tôi, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của bà con, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Hạ Bì".

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời” Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời”

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

19/08/2013
Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định) Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định)

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

19/08/2013
Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.

19/08/2013
47 Hộ Tham Gia Thực Hiện Cánh Đồng Mẫu Dưa Hấu 47 Hộ Tham Gia Thực Hiện Cánh Đồng Mẫu Dưa Hấu

Trong tháng 7/2013, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty Giống Trang Nông, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty Donatechno triển khai thực hiện cánh đồng mẫu dưa hấu cho 47 hộ dân ở ấp Huyền Đức, trên diện tích 24,1ha.

19/08/2013
Giá Dưa Hấu Xuống Thấp, Người Trồng Lỗ Nặng Giá Dưa Hấu Xuống Thấp, Người Trồng Lỗ Nặng

Hiện nay, điểm bán dưa tại ngã ba Ông Văn (Long Bình Điền, Chợ Gạo, Tiền Giang) và các điểm bán dưa khác dọc tuyến Quốc lộ 50, dưa hấu có giá từ 2000 - 4000 đồng/kg, còn thương lái mua lại ruộng dưa có giá từ 1000 - 20000 đồng/kg, một mức giá rất thấp làm cho người trồng dưa lỗ nặng.

19/08/2013