Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh

Đáng chú ý, trong số kể trên, có trên 10.000 ha vườn trồng cây ăn quả chuyên canh với các giống cây chủ lực, có giá trị kinh tế lớn: sầu riêng, cây có múi, mít siêu sớm, vú sữa lò rèn…
Huyện có lợi thế nằm ven sông Tiền, nước ngọt quanh năm mang nguồn phù sa bồi bổ đất đai, thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.
Ngoài ra, đúc kết kinh nghiệm đối phó với thiên tai, lũ lụt hàng năm, tỉnh đã đầu tư hoàn thiện hai ô bao ngăn lũ Đông – Tây Bà Rài không những ngăn chận lũ lụt mà còn giúp nông dân tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng kinh tế vườn cây ăn quả đặc sản, giúp hộ dân tăng thu nhập, đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo nông thôn.
Chỉ riêng cây sầu riêng đã mở rộng diện tích vùng chuyên canh lên trên 6.000 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang, hàng năm mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
Nhờ cây trồng này mà các xã vùng căn cứ kháng chiến cũ trước đây: Long Trung, Long Tiên, Tam Bình, Ngũ Hiệp… đã giàu có hẳn lên.
Ngoài ra, để phát huy tiềm năng và thế mạnh cây ăn quả, huyện Cai Lậy cũng tăng cường khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật canh tác, đặc biệt là xử lý cho trái mùa nghịch tránh tình trạng trúng mùa, mất giá.
Nhờ vậy, thiết thực giúp bà con giải quyết đầu ra hợp lỳ cho nông sản chủ lực, giúp kinh tế vườn chuyên canh trở thành mũi nhọn kinh tế của địa phương thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Có thể bạn quan tâm

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng bể xi măng để thực hiện thành công mô hình nuôi lươn cho thu nhập khá.

Tại Đăk Lăk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp tỉnh Đăk Lăk vừa tổ chức hội thảo đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê. Ông Trần Công Thắng - Phó Viện trưởng đề xuất có 14 mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê như- mục tiêu bảo hiểm, rủi ro, địa bàn, quyền lợi, năng suất, phạm vi, giá trị...

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp hàng chục hộ ND mở rộng quy mô nuôi cá lồng dọc sông Gâm, thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đến nay, các hộ vay vốn đều đã có thu nhập ổn định, có của ăn của để.