Có thể xuất khẩu 1,1 triệu tấn cao su thiên nhiên

Bà Trần Thị Thúy Hoa - Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay ngành cao su đứng trước thực trạng tồn kho tăng, dẫn đến áp lực giảm giá.
Bên cạnh đó, mặc dù có tới 70 thị trường xuất khẩu cao su, việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là trước kia thị trường này chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu, hiện nay, với nỗ lực đa dạng hóa thị trường của các doanh nghiệp trong ngành, tỷ lệ này xuống dưới 50%.
Cùng với đó, các thị trường mới nổi như Malaysia, Ấn Độ có mức tăng trưởng tốt, thị trường Mỹ duy trì ổn định.
Bà Hoa cho biết, việc giảm thuế xuất khẩu từ 3% về 0% cũng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cao su giảm bớt gánh nặng.
Do đó, khả năng xuất khẩu cao su thiên nhiên trong năm 2015 có thể đạt 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ khoảng 3,2% về lượng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD (giảm khoảng 10% so với năm 2014).
Có thể bạn quan tâm

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.

Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh.

Vụ lúa hè thu 2011, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh kết hợp cùng các doanh nghiệp thực hiện mô hình "Cánh đồng mẫu" sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau vụ dưa hấu vừa qua, nhà nông đã bắt đầu tính đến chuyện trồng dưa trái vụ và đưa các giống dưa mới vào trồng thử nghiệm trên các cánh đồng. Tuy nhiên, nỗi lo của nhà nông hiện nay là không có đầu ra cho sản phẩm

Đầu tháng 5, hàng ngàn hecta khoai lang tím Nhật ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang đến kỳ thu hoạch, nhưng do thương lái Trung Quốc không mua, giá rớt thê thảm từ 1 triệu đồng còn khoảng 200.000 đồng/tạ 60 kg.