Có Thể Tiêm Phòng Cùng Lúc Vắc Xin Lở Mồm Long Móng Và Tụ Huyết Trùng Trên Đàn Bò

Ngày 6.6, Hội đồng khoa học Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam tổ chức hội thảo nghiệm thu và đã thông qua đề tài “Thử nghiệm phương pháp tiêm phòng cùng lúc vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng trên bò” của Chi cục Thú y tỉnh.
Đề tài được thực hiện thí điểm tại 3 vùng của huyện Thăng Bình từ tháng 1.2012 đến tháng 5.2013. Theo đó, đàn bò từ 2 - 4 tuổi tại các xã Bình Chánh, Bình Định Bắc (vùng tây), Bình Tú (vùng trung), Bình Triều (vùng đông) được khoanh vùng lấy mẫu máu thử nghiệm, tổ chức tiêm phòng.
Qua thời gian theo dõi, lấy kết quả đánh giá, Ban chủ nhiệm của đề tài khoa học kết luận, qua hình thức tiêm phòng cùng lúc hoặc tách rời, tính an toàn, khả năng đáp ứng miễn dịch, hiệu giá bảo hộ của cơ thể bò được thí nghiệm đều khá tốt; mức độ an toàn khi thực hiện tiêm phòng ở hình thức nào cũng đạt 96,67% đến 100%.
Có thể bạn quan tâm

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.