Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Thể Thương Mại Hóa Cây Biến Đổi Gen Vào Cuối 2015

Có Thể Thương Mại Hóa Cây Biến Đổi Gen Vào Cuối 2015
Ngày đăng: 07/02/2015

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiến hành công nhận giống cây trồng biến đổi gen, và việc thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen có thể diễn ra sớm nhất là vào cuối năm 2015.

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức chiều ngày 3-2.

Theo ông Clive James, Chủ tịch danh dự ISAAA, trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi thận trọng và vững chắc trong việc đánh giá, nghiên cứu và khảo nghiệm tính an toàn của cây trồng biến đổi gen (BĐG). Năm 2014, bốn giống bắp biến đổi gen được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam đã đưa Việt Nam là quốc gia thứ 29 tham gia trồng các loại cây biến đổi gen.

Năm 2014, nhiều loại cây trồng BĐG mới được đưa vào canh tác ở các nước và dự kiến tiếp tục triển khai trong thời gian tới như cà tím Bt (Bangladesh), khoai tây Innate và cỏ alfalfa (Mỹ), mía chịu hạn (Indonesia), đậu kháng virus (Brazil).

Ông Clive James cho hay, từ năm 1996 đến năm 2014, tổng diện tích cây trồng BĐG đã tăng từ 1,7 triệu héc ta tới 181,5 triệu héc ta, tức tăng hơn 100 lần và đây cũng là mức tăng mạnh nhất đối với các loại giống cây trồng từ trước tới nay. “Công nghệ này mang lại năng suất cao hơn, sử dụng ít phân bón, thuốc trừ sâu hơn, giảm tác động tới môi trường và chống biến đổi khí hậu” – ông Clive James nói.

Đặc biệt, vừa qua châu Âu, khu vực thường xuyên phản đối cây BĐG cũng đã có một quyết định quan trọng là cho phép các quốc gia thành viên có thể lựa chọn việc trồng hoặc không trồng cây BĐG.

Đánh giá về hiệu quả của cây BĐG tại Việt Nam, giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia ngành nông nghiệp cho hay, những giống bắp mà chúng ta đang sử dụng cũng rất tốt, nếu đặt giống bắp BĐG cạnh các giống bắp truyền thống thì không thể phân biệt được giống nào tốt hơn giống nào. Tuy nhiên, trong trường hợp bị sâu hại, nhất là sâu đục thân, hoặc mọc nhiều cỏ thì cây BĐG có ưu việt hơn vì kháng sâu và kháng cỏ.

“Năm nay tôi rất mong cây BĐG có thể được trồng thử nghiệm rộng rãi hơn, không chỉ ở miền Bắc, để có cơ sở đánh giá tốt hơn về các giống cây này. Nói chung chúng ta vẫn đi chậm hơn các nước như Trung Quốc, Philippines. Riêng Philippines đã trồng 400.000 héc ta, đem lại nguồn lợi lớn cho nông dân” – ông Xuân nói.

Tuy nhiên, ông Xuân cũng thừa nhận, Việt Nam sẽ khó sản xuất được các giống cây BĐG và phải phụ thuộc vào các công ty sản xuất giống nước ngoài vì nếu muốn sản xuất được giống cây BĐG sẽ tốn rất nhiều kinh phí nghiên cứu .

Hơn nữa, trồng cây BĐG, đặc biệt là bắp và đậu nành, không thể thay thế được bắp và đậu nành nhập khẩu như mọi người kỳ vọng. Hiện nay, chúng ta đang nhập 90% lượng bắp và đậu nành phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn cho người (dầu thực vật sản xuất từ đậu nành) chủ yếu từ các thị trường như Mỹ, Brazil và Argentina.

Thực tế, để thay thế nhập khẩu, năng suất sản xuất bắp, đậu nành trong nước phải tương đương hoặc thấp hơn một chút so với năng suất của các nước nhập khẩu. Nhưng thực tế, năng suất lại không phụ thuộc hoàn toàn vào giống cây mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật trồng, điều kiện tự nhiên, và máy móc…

“Mọi người cứ nói tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long không trồng bắp, đậu nành thay cho trồng lúa nhưng thực tế rất khó vì cấu trúc để trồng hai loại cây này khác nhau. Vì vậy, trồng bắp trên đất lúa theo đề án chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sẽ không khả thi. Đậu nành cũng vậy, ở miền Nam nhiều sâu bệnh, khi trồng đậu nành thì hàng tuần phải phun thuốc diệt vì nếu không thì sâu ăn hết” – ông Xuân nói.

Chính vì vậy, không riêng gì Việt Nam mà nhiều nước như Nhật Bản, Indonesia…vẫn phải phụ thuộc tới 90% nguồn nguyên liệu bắp, đậu nành nhập khẩu.

Về vấn đều này, ông Clive James cho hay, mỗi quốc gia có điều kiện sản xuất khác nhau nhưng chí ít, nếu Việt Nam sử dụng cây BĐG thì sẽ cho năng suất cao hơn các giống cây trồng truyền thống và giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Bí Quyết Trồng Na Dai Cho Hiệu Quả Cao Bí Quyết Trồng Na Dai Cho Hiệu Quả Cao

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.

16/08/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Lồng Theo Hướng VietGAP Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Lồng Theo Hướng VietGAP

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

18/08/2014
Bắc Ninh Nhân Giống Và Bảo Tồn Loài Cá Bản Địa Chày Mắt Đỏ Bắc Ninh Nhân Giống Và Bảo Tồn Loài Cá Bản Địa Chày Mắt Đỏ

Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.

18/08/2014
"Đảo Cá" Trên Sông Sêrêpôk

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".

18/08/2014
Bảo Hiểm Nuôi Tôm Vẫn Còn Nan Giải! Bảo Hiểm Nuôi Tôm Vẫn Còn Nan Giải!

Sau hơn ba năm triển khai thí điểm, đến nay, mô hình bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi tôm, đang từng bước đi vào đời sống, trở thành tấm lá chắn cho người nông dân trước những rủi ro, biến động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ.

18/08/2014