Có thể thiếu hụt nguồn cung cao su thiên nhiên

Đó là phát biểu của tân giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) Samiah Ahmad.
Các nước thành viên IRCo hiện chiếm gần 70% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu.
“Cần phải điều chỉnh lại quan điểm cho rằng lượng cao su lưu kho, nhất là tại các nước sản xuất chủ chốt, đang ở mức cao.
Phân tích của IRCo cho thấy, lượng cao su lưu không không cao như các tổ chức khác công bố. Rõ ràng đang có sự khác biệt”, bà Samiah Ahmad cho biết.
Bà Samiah Ahmad, tân giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo).
Sản lượng cao su thiên nhiên đang giảm, nhất là tại Thái Lan và Ấn Độ, có thể dẫn đến tình trạng thiếu thụ cao su toàn cầu trong năm 2015, bà Samiah Ahmad nói.
Cao su mất giá và nhu cầu ảm đạm cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng cao su thiên nhiên năm 2015 giảm xuống.
Tháng 4/2015, Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) đã cảnh báo về tình trạng thừa cung cao su thiên nhiên trong những năm tới và dự đoán rằng đến năm 2020, dư cung cao su thiên nhiên đạt 1 triệu tấn và dư cung cao su tổng hợp đạt 3 triệu tấn.
Stephen Evans, Tổng thư ký IRSG, tại Hội thảo Cao su Trung Quốc 2015 ở Quảng Châu, cho biết, tăng trưởng kinh tế giảm tốc là một nguyên nhân khiến tiêu thụ ảm đạm.
Bà Samiah Ahmad lại tỏ ra lạc quan về giá cao su và cho biết, giá có thể “từng bước tăng lên” trong thời gian còn lại của năm nay do kinh tế toàn cầu ổn định và những nỗ lực của Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) trong việc duy trì sản lượng không đổi hoặc giảm sản lượng.
Tuy nhiên, báo cáo hàng quý của The Rubber Economist lại có quan điểm “bi quan hơn” về giá cao su trong 2 năm tới do “tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các nước châu Á - Thái Bình Dương chậm lại”.
IRCo được thành lập năm 2004 bởi Thái Lan, Indonesia và Malaysia với số vốn 225 triệu USD.
Năm 2014, chỉ riêng 3 nước này đã sản xuất 8,14 triệu tấn cao su thiên nhiên, chiếm 67,5% thị phần toàn cầu (Thái Lan 4,32 triệu tấn, Indonesia 3,15 triệu tấn và Malaysia 669.000 tấn).
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.

Sản xuất lúa mùa nổi (LMN) năng suất chỉ khoảng 100 kg/công tầm lớn (khoảng 1.300 mét vuông), lợi nhuận đem lại cho người nông dân chỉ khoảng 500.000-600.000 đồng/công (6 tháng trồng)... thế nhưng, các chuyên gia nông nghiệp vẫn khuyên nên bảo tồn loại lúa này.

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.