Có Thể Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.
Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.
Hiện Chính Phủ đã giao cho hai bộ là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ giá sàn gạo xuất khẩu để có hướng điều hành phù hợp trong thời gian tới.
Nguyên nhân do trong 4 tháng đầu năm, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo giảm so với cùng kỳ. Theo Hiệp hội lương thực, thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nước xuất khẩu gạo.
Còn các nước nhập khẩu gạo đang tìm cách nâng cao nguồn sản xuất trong nước, nên đã thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Vì thế, trong thời gian tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
Do đó, ngoài việc thí điểm bỏ giá sàn để giúp doanh nghiệp có thể đàm phán giá xuất khẩu, Chỉnh phủ yêu cầu hai bộ liên quan cân đối xuất khẩu theo từng thị trường, khu vực để xác định chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, liên tục trong hơn hai tháng qua, giá lúa và tôm sú nguyên liệu trên địa bàn luôn ở mức khá cao có lợi cho nông dân mà còn kích thích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển.

Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.