Có Thể Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.
Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.
Hiện Chính Phủ đã giao cho hai bộ là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ giá sàn gạo xuất khẩu để có hướng điều hành phù hợp trong thời gian tới.
Nguyên nhân do trong 4 tháng đầu năm, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo giảm so với cùng kỳ. Theo Hiệp hội lương thực, thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nước xuất khẩu gạo.
Còn các nước nhập khẩu gạo đang tìm cách nâng cao nguồn sản xuất trong nước, nên đã thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Vì thế, trong thời gian tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
Do đó, ngoài việc thí điểm bỏ giá sàn để giúp doanh nghiệp có thể đàm phán giá xuất khẩu, Chỉnh phủ yêu cầu hai bộ liên quan cân đối xuất khẩu theo từng thị trường, khu vực để xác định chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Hai năm trở lại đây, việc khai thác ngao giống trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đưa vào ương nuôi đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn với người nuôi trồng thủy hải sản tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, TT-Huế.

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.

Bốn doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gồm: Công ty Phạm Tôn, San Hà, Ba Huân và Công ty Phát triển nông nghiệp Thanh niên Xung phong đã chính thức bắt đầu thu mua tạm trữ sản phẩm gia cầm.

Với nhiều ưu điểm, cả doanh nghiệp thu mua và người trồng cà phê kỳ vọng, mô hình này có thể là giải pháp để hạn chế những vụ vỡ nợ dây chuyền thời gian qua.