Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Tôm hùm giá rẻ hay tôm bị bệnh chết bày bán trong chợ, trên đường phố nhưng không nguy hiểm nên có thể ăn được.
Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.
“Chỉ khi nào tôm hùm bị bệnh do virus gây ra thì mới cần tiêu hủy, còn như hiện nay bệnh trên tôm hùm do vi khuẩn, nấm gây ra thì có thể dùng làm món ăn bình thường”, ông Trí nói.
Ông Trí cho biết, trong thời gian qua, do dịch bệnh trên tôm hùm bùng phát nên tại một số tỉnh thành, trong đó có TPHCM người dân bày bán tôm hùm ở trên đường thường là tôm chết do bệnh vi khuẩn, nấm nên người tiêu dùng có thể mua về chế biến để ăn mà không e ngại đến những vi sinh vật này tác động đến sức khỏe.
Theo bà Nguyễn Thị Ly Lan, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, Khánh Hòa cho biết, hiện giá tôm hùm (loại bị chết ngạt) là 600.000 đồng/kg, còn tôm hùm sống là 1,7 triệu đồng/kg. Thường tôm nuôi 18-20 tháng là có trọng lượng từ 800 gam đến 1,2 kg/con. Khoảng sau một năm tôm hùm có trọng lượng từ 300 đến 400 gam và có thể bán ra thị trường nếu tôm bị dịch bệnh.
Bà Lan cho biết, trong lứa tôm hùm trước gia đình bà thả nuôi 2.200 con tôm giống, sau gần 20 tháng chỉ thu hoạch được 900 con, còn lại là chết vì dịch bệnh.
Những bệnh thường gặp ở tôm hùm như đen mang, đỏ thân, bệnh sữa và xuất hiện quanh năm, đặc biệt là những tháng có mùa mưa. Theo ông Trí, hiện nguồn tôm hùm cung cấp cho các tỉnh miền Trung chủ yếu là đánh bắt từ ngoài tự nhiên.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về quy định các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm hùm nuôi trong đó cho phép người nuôi có thể đem bán tôm hùm bị chết do dịch bệnh ra ngoài thị trường.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó việc có dự thảo thông tư này là quá chậm, không theo kịp thình hình thực tế vì tình hình dịch bệnh trên tôm hùm trong vài năm qua và năm nào cũng có hiện tượng tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa, Phú Yên bị chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.