Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn
Ngày đăng: 25/09/2013

Tôm hùm giá rẻ hay tôm bị bệnh chết bày bán trong chợ, trên đường phố nhưng không nguy hiểm nên có thể ăn được.

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

“Chỉ khi nào tôm hùm bị bệnh do virus gây ra thì mới cần tiêu hủy, còn như hiện nay bệnh trên tôm hùm do vi khuẩn, nấm gây ra thì có thể dùng làm món ăn bình thường”, ông Trí nói.

Ông Trí cho biết, trong thời gian qua, do dịch bệnh trên tôm hùm bùng phát nên tại một số tỉnh thành, trong đó có TPHCM người dân bày bán tôm hùm ở trên đường thường là tôm chết do bệnh vi khuẩn, nấm nên người tiêu dùng có thể mua về chế biến để ăn mà không e ngại đến những vi sinh vật này tác động đến sức khỏe.

Theo bà Nguyễn Thị Ly Lan, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, Khánh Hòa cho biết, hiện giá tôm hùm (loại bị chết ngạt) là 600.000 đồng/kg, còn tôm hùm sống là 1,7 triệu đồng/kg. Thường tôm nuôi 18-20 tháng là có trọng lượng từ 800 gam đến 1,2 kg/con. Khoảng sau một năm tôm hùm có trọng lượng từ 300 đến 400 gam và có thể bán ra thị trường nếu tôm bị dịch bệnh.

Bà Lan cho biết, trong lứa tôm hùm trước gia đình bà thả nuôi 2.200 con tôm giống, sau gần 20 tháng chỉ thu hoạch được 900 con, còn lại là chết vì dịch bệnh.

Những bệnh thường gặp ở tôm hùm như đen mang, đỏ thân, bệnh sữa và xuất hiện quanh năm, đặc biệt là những tháng có mùa mưa. Theo ông Trí, hiện nguồn tôm hùm cung cấp cho các tỉnh miền Trung chủ yếu là đánh bắt từ ngoài tự nhiên.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về quy định các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm hùm nuôi trong đó cho phép người nuôi có thể đem bán tôm hùm bị chết do dịch bệnh ra ngoài thị trường.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó việc có dự thảo thông tư này là quá chậm, không theo kịp thình hình thực tế vì tình hình dịch bệnh trên tôm hùm trong vài năm qua và năm nào cũng có hiện tượng tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa, Phú Yên bị chết hàng loạt.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thuỷ Sản Ở Đầm Dơi Tìm Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nuôi Thuỷ Sản Ở Đầm Dơi Tìm Giải Pháp Phát Triển Bền Vững

Năm 2012 là năm huyện Đầm Dơi gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Người dân và doanh nghiệp phải đối mặt với giá cả vật tư tăng cao, dịch bệnh hoành hành, tư thương ép giá… Tuy nhiên, chính quyền các cấp ở Đầm Dơi luôn đồng hành, nỗ lực vượt khó cùng người dân.

24/06/2013
Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng

Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.

31/05/2013
Hướng Đi Mới Từ Luân Canh Cây Ớt Với Cỏ Ngọt Hướng Đi Mới Từ Luân Canh Cây Ớt Với Cỏ Ngọt

Cây cỏ ngọt xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây đã và đang được người nông dân ở các địa phương như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn,... đưa vào sản xuất trở thành loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, công thức luân canh đưa cây ớt vào trồng giữa 2 vụ cỏ ngọt không chỉ về việc cải tạo đất mà đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

25/06/2013
Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Tăng 40,6% Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Tăng 40,6%

Trong khi hàng triệu chủ hộ chăn nuôi trong cả nước đang khốn đốn vì giá heo, gia cầm liên tục giảm mạnh suốt nhiều tháng qua thì theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu trong tháng 5/2013 ước đạt 236.000 tấn, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 40,6 % so cùng kỳ năm trước.

01/06/2013
Hướng Đến Cung Ứng Giống Tôm Càng Xanh Cho Vùng Đổng Bằng Sông Cửu Long Hướng Đến Cung Ứng Giống Tôm Càng Xanh Cho Vùng Đổng Bằng Sông Cửu Long

Tôm càng xanh là một trong những đối tượng nuôi chủ lực sau cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa được xem là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, nguồn tôm giống chất lượng để phục vụ yêu cầu mở rộng diện tích nuôi vẫn chưa đảm bảo.

03/06/2013