Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Sức Người Sỏi Đá Cũng Thành... Tiền

Có Sức Người Sỏi Đá Cũng Thành... Tiền
Ngày đăng: 30/05/2012

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.

“Năm 2005, thực hiện chủ trương đi xây dựng vùng kinh tế mới của huyện, gia đình tôi đến vùng đất hoang hóa của xã Thụy Thanh. Lúc đó, tài sản lớn nhất của gia đình tôi là 4ha đất do xã cấp, nhìn bốn phía chỉ có đồng không và nước mà thấy nản quá”- anh Châu kể.

Ngày ấy, hằng đêm anh trăn trở tính đủ mọi cách để tìm ra hướng đi cho cuộc sống mới. Anh nhận thấy với vị trí chiêm trũng của quê hương mới, chỉ có thể đầu tư vào đào ao thả cá và nuôi vịt là phù hợp nhất. Nghĩ là làm, anh làm đơn vay 20 triệu đồng vốn hỗ trợ việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Có vốn trong tay, anh mua giống cá trắm, trôi, mè về thả nuôi. Trên bờ, anh quây chuồng nuôi vịt đẻ và gà thịt. Nhờ tuân thủ kỹ thuật và phòng bệnh cho cá, gia cầm, nên cá, gà, vịt lớn nhanh và cho gia đình anh thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng.

Thấy diện tích đất vẫn còn nhiều để thì phí, anh Châu dùng tiền bán cá, gà, vịt đầu tư xây chuồng nuôi lợn, trồng khoai tây. “Mình trồng khoai tây để bán và lấy thức ăn cho lợn, vừa không phải lo khâu thức ăn vừa đảm bảo chất lượng thịt. Nuôi lợn bán thịt cũng như nuôi cho mình ăn, thịt lợn có an toàn, có ngon thì mới bán được”- anh Châu tâm sự.

Đúng như tính toán của anh, lứa lợn nào gia đình anh xuất bán cũng tiêu thụ hết. “Mỗi năm gia đình tôi nuôi 16 lứa lợn, mỗi lứa 15 con, trừ chi phí cũng bỏ túi ngót 100 triệu đồng”- anh Châu tiết lộ. Từ hai bàn tay trắng, giờ đây, gia đình anh Châu đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang, tiện nghi đầy đủ và có tiền lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. “Có sức người sỏi đá cũng thành... tiền”- đó là bí quyết thành công mà anh Châu chia sẻ với chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

08/06/2013
Vải Thiều Thanh Hà Đầu Vụ Được Giá Vải Thiều Thanh Hà Đầu Vụ Được Giá

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, giá bán vải quả tại vườn ngày 5 - 6 là 15 nghìn đồng/kg, tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với năm ngoái. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều, sản lượng vải thiều Bắc Giang giảm.

09/06/2013
Xuất Khẩu Thanh Long Ruột Đỏ Sang Thị Trường Mỹ Xuất Khẩu Thanh Long Ruột Đỏ Sang Thị Trường Mỹ

Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.

23/01/2013
Nghiên Cứu Chọn Giống Lúa, Cây Trồng Cạn Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Nghiên Cứu Chọn Giống Lúa, Cây Trồng Cạn Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 22-1, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở NN&PTNT Hậu Giang tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Đồng bằng sông Cửu Long (CLUES) tại tỉnh Hậu Giang.

25/01/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từ Trang Trại Thả Cá Kết Hợp Nuôi Vịt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từ Trang Trại Thả Cá Kết Hợp Nuôi Vịt

Về xã Lão Hộ trong một chiều mưa xuân, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự đổi khác của khung cảnh làng xóm nơi đây. Con đường làng đất đỏ chạy dài xưa kia nay đã được bê tông hoá hoàn toàn, xung quanh là những toà nhà cao tầng khang trang.

10/06/2013