Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Sức Người Sỏi Đá Cũng Thành... Tiền

Có Sức Người Sỏi Đá Cũng Thành... Tiền
Ngày đăng: 30/05/2012

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.

“Năm 2005, thực hiện chủ trương đi xây dựng vùng kinh tế mới của huyện, gia đình tôi đến vùng đất hoang hóa của xã Thụy Thanh. Lúc đó, tài sản lớn nhất của gia đình tôi là 4ha đất do xã cấp, nhìn bốn phía chỉ có đồng không và nước mà thấy nản quá”- anh Châu kể.

Ngày ấy, hằng đêm anh trăn trở tính đủ mọi cách để tìm ra hướng đi cho cuộc sống mới. Anh nhận thấy với vị trí chiêm trũng của quê hương mới, chỉ có thể đầu tư vào đào ao thả cá và nuôi vịt là phù hợp nhất. Nghĩ là làm, anh làm đơn vay 20 triệu đồng vốn hỗ trợ việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Có vốn trong tay, anh mua giống cá trắm, trôi, mè về thả nuôi. Trên bờ, anh quây chuồng nuôi vịt đẻ và gà thịt. Nhờ tuân thủ kỹ thuật và phòng bệnh cho cá, gia cầm, nên cá, gà, vịt lớn nhanh và cho gia đình anh thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng.

Thấy diện tích đất vẫn còn nhiều để thì phí, anh Châu dùng tiền bán cá, gà, vịt đầu tư xây chuồng nuôi lợn, trồng khoai tây. “Mình trồng khoai tây để bán và lấy thức ăn cho lợn, vừa không phải lo khâu thức ăn vừa đảm bảo chất lượng thịt. Nuôi lợn bán thịt cũng như nuôi cho mình ăn, thịt lợn có an toàn, có ngon thì mới bán được”- anh Châu tâm sự.

Đúng như tính toán của anh, lứa lợn nào gia đình anh xuất bán cũng tiêu thụ hết. “Mỗi năm gia đình tôi nuôi 16 lứa lợn, mỗi lứa 15 con, trừ chi phí cũng bỏ túi ngót 100 triệu đồng”- anh Châu tiết lộ. Từ hai bàn tay trắng, giờ đây, gia đình anh Châu đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang, tiện nghi đầy đủ và có tiền lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. “Có sức người sỏi đá cũng thành... tiền”- đó là bí quyết thành công mà anh Châu chia sẻ với chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định) Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

28/05/2013
Tổ Nuôi Ếch Làm Ăn Hiệu Quả Tổ Nuôi Ếch Làm Ăn Hiệu Quả

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

01/10/2013
Đưa Vỏ Cà Phê Trở Lại Vườn Cây Đưa Vỏ Cà Phê Trở Lại Vườn Cây

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.

31/07/2013
Nguy Cơ Dịch Bệnh Đốm Trắng Lan Rộng Nguy Cơ Dịch Bệnh Đốm Trắng Lan Rộng

Chưa đầy 2 tháng xuống giống ở Hà Tĩnh, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.

29/05/2013
41,7 Héc-Ta Sản Xuất Tôm Càng Xanh Theo Chuỗi Giá Trị 41,7 Héc-Ta Sản Xuất Tôm Càng Xanh Theo Chuỗi Giá Trị

Thực hiện Đề án chuỗi giá trị sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015 (do Sở Công thương chủ trì), Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã khảo sát và thống kê các hộ đăng ký tham gia chuỗi giá trị, với tổng diện tích 41,7 héc-ta, năng lực cung cấp 50,04 tấn/năm.

01/10/2013