Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh)

Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 11/04/2015

Từ nhiều năm nay, sản phẩm các loại nấm linh chi của ông đã vươn ra các thị trường tỉnh ngoài.

Sản phẩm nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương (thị trấn Mạo Khê, Đông Triều) đã vươn ra thị trường tỉnh ngoài.

Từ các tài liệu nghiên cứu về nấm lim xanh, loài nấm dược liệu mọc trên cây lim trong các khu rừng nguyên sinh có nhiều giá trị dưỡng chất, là dược liệu quý được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông trong việc điều trị hiệu quả các bệnh khó chữa, đã thôi thúc ông Khương sau khi nghỉ hưu mày mò, nghiên cứu nuôi trồng nấm tại gia đình.

Với lợi thế là nguyên liệu là mùn cưa gỗ lim của các cơ sở sản xuất đồ mộc để dùng làm cơ chất tạo quả thể nuôi trồng nấm sẵn có ở địa phương, ông Khương bắt tay vào nuôi cấy nấm lim xanh. Sau khi thành công sản xuất giống và nuôi trồng ra sản phẩm nấm lim xanh, ông đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất các loại nấm linh chi trên cơ chất nuôi trồng là gỗ keo để làm phong phú hơn sản phẩm nấm dược liệu ở Đông Triều.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Khương tâm sự: “Tỉnh ta có vườn thuốc nam quốc gia Yên Tử, trong đó linh chi là nấm dược liệu trên thị trường nội địa vẫn đang còn khan hiếm. Mấy năm trước, tôi đã bắt tay vào trồng nấm linh chi nhằm tham gia tạo dựng thương hiệu nấm dược liệu Đông Triều ở vùng núi Yên Tử…”.

Tự mày mò, nghiên cứu, tự học hỏi, cũng đã trải qua lắm rủi ro trong những năm đầu tiên, đến nay từ công đoạn nhân giống nấm lim lấy từ thiên nhiên về nuôi cấy cùng các giống nấm vân chi và 6 giống linh chi quý có ở Việt Nam, ông đã chủ động được nguồn giống nấm. Ông bảo, quy trình giai đoạn cấy giống nấm yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh trong môi trường sạch. Ông đã đầu tư hệ thống phòng khử trùng và nuôi ủ sợi nấm để đảm bảo chống tạp khuẩn. Nhờ đó, tỷ lệ các bịch nấm nuôi trồng/thu hoạch của ông đạt 100%.

Đến nay, trại sản xuất nấm linh chi của ông Khương đã sản xuất sản phẩm nấm lim xanh, nấm vân chi cùng với bộ sản phẩm “Lục bảo Linh chi” bao gồm xích chi, hắc chi, hoàng chi, bạch chi, tử chi và thanh chi. Quy trình chăm sóc nuôi trồng nấm quanh năm phải làm mát ngày hè và sưởi ấm mùa đông… để luôn giữ môi trường nhiệt độ phù hợp cho cây nấm phát triển đều cho đến công đoạn cuối cùng khi thu hoạch và ủ sấy khô sản phẩm nấm đều được ông ứng dụng khoa học công nghệ. Vì vậy, sản phẩm nấm linh chi của ông được giữ nguyên 100% bào tử có trên quả nấm, đảm bảo lượng dược liệu có chất lượng tốt nhất.

Đúc rút kinh nghiệm trên thị trường về các sản phẩm nấm dược liệu, ông Khương tập trung nuôi trồng 2 giống chính là nấm lim xanh và linh chi đỏ (xích chi). Hiện với gần 4.000 bịch nấm lim xanh và linh chi đỏ cho thu hoạch, hàng tháng gia đình ông đưa ra thị trường các sản phẩm linh chi nguyên cây và linh chi thái lát, được khách hàng rất ưa chuộng, mang lại nguồn thu cao cho gia đình.

Ông Khương bảo: “Các cụ xưa đã sử dụng nấm linh chi làm thang trong y học cổ truyền. Còn theo tôi thì bây giờ dùng để nấu uống nước hàng ngày sẽ giúp cho thanh lọc được các độc tố trong cơ thể con người, giữ gìn được sức khoẻ tốt nhất…”.

Cùng với các mô hình trồng cây dược liệu hình thành vùng dược liệu quy mô lớn trong tỉnh, Trại sản xuất nấm linh chi của ông Tạ Đức Khương ở Đông Triều được đánh giá là một trong những hạt nhân quan trọng bảo tồn được nguồn gen nấm linh chi, góp phần tạo nên vùng dược liệu có quy mô lớn, ổn định và bền vững, phục vụ ngành công nghệ dược phẩm của tỉnh cũng như định hướng phát triển của ngành y để sản xuất thuốc chữa bệnh từ dược liệu.


Có thể bạn quan tâm

Cây Đậu Tương Trên Đất Tủa Chùa Cây Đậu Tương Trên Đất Tủa Chùa

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

29/06/2013
Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch Câu Chuyện Quanh Cây Sắn Cần Sớm Hình Thành Quy Hoạch

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

13/08/2013
Cá Điêu Hồng Lồng Bè “Lên Hương” Cá Điêu Hồng Lồng Bè “Lên Hương”

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

13/01/2013
Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

29/06/2013
Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

13/08/2013