Cơ Sở Nuôi Cá Tra Trong Ao Điều Kiện Bảo Đảm Vệ Sinh Thú Y, Bảo Vệ Môi Trường Và An Toàn Thực Phẩm

Kể từ ngày 01/02/2015, các tổ chức, cá nhân nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao trên phạm vi cả nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá Tra trong ao - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm (ký hiệu: QCVN 02 - 20 : 2014/BNNPTNT) theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành ngày 29/07/2014.
Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Cơ sở nuôi cần lập hồ sơ quản lý gồm: các biểu mẫu ghi chép; giấy tờ mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ bán cá thương phẩm. Thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 1 năm.
Quy chuẩn này là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân nuôi thâm canh cá Tra thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận cơ sở nuôi đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

1 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều nhóm người ở các tỉnh phía Bắc vào miền Trung tìm mua cây huỳnh đàn có từ 5 đến 7 năm trở lên với giá hàng chục triệu đồng/cây. Có điều lạ là họ chọn mua cây rất gắt gao, thậm chí cả một huyện chỉ mua một vài cây. Trước khi quyết định mua, họ khoan vào thân cây kiểm tra đường kính, chất lượng lõi. Thực trạng trên khiến nhiều người nghi ngờ, liệu đây có phải chiêu “nhử mồi”, sau đó bán cây giống với giá cao.

Với sản lượng đưa ra thị trường khoảng 35.000 tấn bưởi/năm, sau khi trừ các khoản chi phí công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu… nông dân có thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều hộ canh tác hiệu quả có thu nhập từ 250- 300 triệu đồng/ha/năm.

Huyện cũng đề nghị hỗ trợ thả 50 vạn giống cá các loại xuống lòng hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản sau này giúp người dân vùng tái định cư thủy điện ở Đăk Nên phát triển “nghề” đánh bắt, nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch bến neo đậu tàu, thuyền và sau này sẽ trở thành bến cá.

Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Quá trình đầu tư để phát triển các phương tiện đánh bắt cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá trong những năm qua tại Quảng Trị có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị).