Cơ Sở Nuôi Cá Tra Trong Ao Điều Kiện Bảo Đảm Vệ Sinh Thú Y, Bảo Vệ Môi Trường Và An Toàn Thực Phẩm

Kể từ ngày 01/02/2015, các tổ chức, cá nhân nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao trên phạm vi cả nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá Tra trong ao - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm (ký hiệu: QCVN 02 - 20 : 2014/BNNPTNT) theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành ngày 29/07/2014.
Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Cơ sở nuôi cần lập hồ sơ quản lý gồm: các biểu mẫu ghi chép; giấy tờ mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ bán cá thương phẩm. Thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 1 năm.
Quy chuẩn này là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân nuôi thâm canh cá Tra thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận cơ sở nuôi đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Thực hiện phát triển luân canh cây hoa màu trên đất lúa không chỉ làm tăng độ phì nhiêu cho đất mà còn góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân.

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh có nguồn thu rất cao từ cây chuối. Đặc biệt là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Nhờ trồng chuối mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

Để khai thác hiệu quả hơn 6.900 ha đất canh tác, tăng hệ số quay vòng đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, mấy năm gần đây, huyện Hòa An đã huy động vốn từ các chương trình, dự án và nhân dân mua các loại thiết bị, máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, đến ngày 25-6 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 500 hécta bắp từ giống NK 67 phát triển không bình thường. Khả năng bị mất trắng là rất cao.