Cỗ máy biến nhựa thông thành vàng

Như NNVN đã đưa tin, tại Hội chợ Techmart Quốc tế Việt Nam 2015, Viện Cơ điện nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) đã ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ về lĩnh vực nông lâm sản “Dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến nhựa thông, quy mô 10.000 tấn sản phẩm/năm” cho Cty CP Thông Quảng Ninh, trị giá 8,25 tỷ đồng.
Colophan và tinh dầu thông là sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu nhựa thông. Colophan được sử dụng trong các ngành công nghiệp như dệt, xà phòng, sơn, giấy, diêm, thuộc da, điện tử và mực in...
Tinh dầu thông được sử dụng làm dung môi pha chế các loại sơn, véc ni, long não tổng hợp và nhiều kỹ nghệ khác.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên về khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng thông cho mục đích khai thác nhựa và gỗ.
Tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương (năm 2005), diện tích rừng thông toàn quốc khoảng 194.721 ha, trong đó diện tích trồng thông nhựa khoảng 90.000 ha, phân bố từ các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc bộ, duyên hải Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Tuy nhiên sản lượng chế biến và xuất khẩu nhựa thông hàng năm chỉ đạt khoảng trên 3.000 tấn, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, ngành chế biến nhựa thông nước ta đứng trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô SX đáp ứng nhu cầu thị trường.
Viện Cơ điện nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến Colophan và tinh dầu thông từ nguyên liệu nhựa thông, quy mô 5.000 tấn sản phẩm/năm.
Sau quá trình thử nghiệm và đưa vào SX thành công tại Cty CP Thông Quảng Ninh (tháng 5/2007), đến nay kết quả nghiên cứu đã chuyển giao vào thực tế SX được thêm 3 dây chuyền công nghệ và hệ thống thiết bị đồng bộ quy mô 5.000 tấn sản phẩm/năm và 2 dây chuyền công nghệ và thiết bị tái chế chất thải từ các dây chuyền chế biến chính, quy mô 300 tấn phụ phẩm/năm.
Và hợp đồng chuyển giao công nghệ và hệ thống thiết bị đồng bộ chế biến nhựa thông, quy mô 10.000 tấn sản phẩm/năm tại Cty CP Thông Quảng Ninh là một bước tiến mới.
Theo số liệu so sánh giá trị đầu tư về công nghệ và thiết bị nhập khẩu với cùng quy mô 5.000 tấn sản phẩm/năm cho thấy giá đầu tư bằng công nghệ trong nước, chỉ khoảng 4,2 tỷ đồng, tức khoảng 32,8% của Nhật Bản và khoảng 50,5% của Trung Quốc (bảng giá chào hàng năm 2006).
Quá trình hoàn thiện và phát triển sản phẩm "Dây chuyền công nghệ và thiết bị chế biến nhựa thông, quy mô 5.000 tấn sản phẩm/năm" đã qua thực tế SX từ năm 2007 đến nay đã được khẳng định về tính ổn định, chất lượng.
Sản phẩm tạo ra là Colophan và tinh dầu thông đã được xuất khẩu đến 15 nước, đặc biệt tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế được cải thiện đáng kể.
Tính mới và sáng tạo của công trình được thể hiện bằng những giải pháp công nghệ trong các quá trình “làm sạch dịch nhựa” và “chưng cất nhựa thông”.
Đặc biệt đã khai thác và phát triển được cơ sở lý thuyết về cơ - lý - hóa nhằm nâng cao hiệu suất của quá trình và cải thiện chất lượng của sản phẩm.
Với tính mới và sáng tạo của công trình đã tạo nên sản phẩm là dây chuyền thiết bị công nghệ có tính đặc thù Việt Nam so với các sản phẩm nhập ngoại từ Nhật Bản, Trung Quốc...
Sản phẩm “Dây chuyền công nghệ và thiết bị chế biến nhựa thông, quy mô 5.000 tấn sản phẩm/năm” so với công nghệ xuất xứ của Nhật Bản đã được Hội đồng Khoa học đánh giá với các chỉ tiêu:
Năng suất chế biến tăng khoảng 44,4%; tỷ lệ thu hồi sản phẩm tăng 4,1% (đạt tỷ lệ 86,1%, so với định mức SX của trên dây chuyền thiết bị Nhật Bản là 82% với nguyên liệu nhựa thông miền Trung).
Chi phí nguyên nhiên liệu (điện, than, nước) giảm 79.800 đồng/tấn nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Điển hình nhất là ở các “tổng kho gà lậu" như Kéo Kham, Khuổi Mươi, Thụy Hùng (huyện Cao Lộc) hay vùng biên gần cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), các đầu nậu buôn gà lậu khét tiếng từ trước đến nay đều không liên hệ được. Còn ở các điểm nóng tập trung nhiều "cửu gà" là người địa phương như Thụy Hùng, Dốc Quýt, Tam Lung lồng gà chất thành đống, đám "cửu gà" đang thất nghiệp.

Hội chợ là hoạt động XTTM lớn của ngành nông nghiệp do Bộ NN-PTNT tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tham quan giao dịch, mua sắm góp phần đưa sản phẩm làng nghề thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị gia tăng cao.

Bộ NN-PTNT cũng quyết định bãi bỏ quy định về việc quản lý Melamine đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Quyết định số 3762/QĐ-BNN ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc quản lý chất Melamine trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Theo thời gian, thương hiệu "Nếp bè Chợ Gạo" đang dần mai một, có nguy cơ đánh mất thương hiệu sau bao công sức gây dựng.

Có tên gọi như vậy bởi vì loại cây này không cần đất, chỉ treo lơ lửng trên không cây vẫn sống. Cây chỉ cần phun nước mà vẫn phát triển tươi tốt như trồng dưới đất và có bộ rễ xanh um. Mỗi năm cây ra hoa từ 1-2 lần và cây này giúp làm cho không khí trong lành.