Cơ Hội Xuất Khẩu Hàng Thủy Hải Sản Sang Singapore

Ngày 19/2, phát biểu tại buổi việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, ông Ng Teck Hean, Đại sứ Cộng hòa Singapore tại Việt Nam cho rằng hai lĩnh vực mà Singapore có thể hợp tác ngay với Bến Tre là đào tạo nguồn nhân lực và nhập khẩu nông- thủy-hải sản.
Đại sứ Ng Teck Hean cho biết có thể đào tạo nguồn nhân lực cho Bến Tre tại Trung tâm đào tạo Việt Nam- Singapore ở Hà Nội hoặc ở Singapore. Cũng theo Đại sứ, Singapore đang có nhu cầu nhập khẩu nông- thủy-hải sản.
Hiện tại, một doanh nghiệp Singapore đã đầu tư 500.00 USD để nhập khẩu nông- thủy- hải sản từ Bến Tre về Singapore.
Phát biểu về vấn đề này, ông Võ Thành Hạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, nói thêm: "Tiềm năng hàng nông sản Bến Tre nói riêng rất lớn, rất cần doanh nghiệp Singapore đến đầu tư để xuất sang nước thứ ba, vì thị trường Singapore nhỏ hẹp".
"Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư Singapore đến Bến Tre làm ăn, không chỉ là nhập khẩu hàng nông- thủy- hải sản mà còn trên nhiều lĩnh vực khác như đầu tư vào khu công nghiệp công nghệ cao mà Singapore có thế mạnh; đầu tư phát triển du lịch xanh mà Bến Tre có thể mạnh," ông Võ Thành Hạo cho biết thêm.
Đại sứ Ng Teck Hean hoan nghênh và bày tỏ sự ủng hộ khi biết Bến Tre có kế hoạch tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư vào Bến Tre tại Singapore trong năm 2014.
Trên cương vị của mình, Đại sứ Ng Teck Hean sẽ tích cực giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Bến Tre đến các nhà đầu tư Singapore.
Bến Tre là tỉnh thứ 21 mà Đại sứ Singapore đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kể từ khi nhậm chức Đại sứ ở Việt Nam tháng 8/2012.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.