Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Vàng Cho Gà Đông Tảo?

Cơ Hội Vàng Cho Gà Đông Tảo?
Ngày đăng: 17/12/2014

Nuôi gà Đông Tảo cho thu nhập cao đang thu hút nông dân quan tâm. Theo đó, lĩnh vực sản xuất giống gà Đông Tảo đang phát triển nhanh, hiện không chỉ nông dân mà có doanh nghiệp (DN) bỏ vốn lớn đầu tư.

Tuy nhiên, đây có phải là cơ hội “vàng” cho tất cả những người đang đổ vốn vào nuôi giống đặc sản vẫn khá kén khách mua này?        

* Mua giống dễ dàng

Vài năm trước, những người muốn tìm mua giống gà Đông Tảo thường phải bỏ công tìm nơi cung cấp, có người phải lặn lội về tận xứ của giống gà “tiến vua” này ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Nhưng hiện nay, không thiếu DN, nông dân tham gia sản xuất con giống gà Đông Tảo.

Người mua có thể ngồi nhà lên mạng tìm cũng có hàng chục địa chỉ cung cấp giống gà Đông Tảo ở khắp các tỉnh, thành và chỉ cần gọi điện đặt hàng. Hiện gà giống 1 ngày tuổi có giá từ 100-125 ngàn đồng/con.

Đồng Nai từng được biết tiếng là xứ sản xuất giống gà Đông Tảo với trại gà giống thuần chủng thuộc hàng lớn cả nước của anh Vũ Ngọc Tuấn (ấp Hòa Bình, xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom). Lĩnh vực này vẫn đang tiếp tục thu hút DN, nông dân đầu tư.

Năm 2013, Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt (TP.Hồ Chí Minh) đã đầu tư trang trại sản xuất giống gà Đông Tảo, chim trĩ và các loài chim quý khác với quy mô lớn tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ). Nhờ ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo nên tỷ lệ con giống ở đây đạt cao, đảm bảo nguồn gen thuần chủng.

Bà Phan Thị Loan, Giám đốc Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt, cho biết: “Hiện trung bình DN cung cấp ra thị trường từ 500 - 700 con gà giống Đông Tảo/tháng nhưng chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu về giống của thị trường. Khách mua ở khắp nơi, từ các xã lân cận thuộc huyện Cẩm Mỹ đến các huyện Tân Phú, Định Quán, TP.Biên Hòa và các tỉnh, thành lân cận. DN còn có trang trại sản xuất giống với quy mô lớn tại tỉnh Bạc Liêu và dự định tiếp tục mở rộng đầu tư vì nhu cầu con giống của thị trường còn rất lớn”.

Ông Lê Tuấn Nghĩa, ngụ tại ấp 6, xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) kể: “Tôi bắt đầu nuôi gà Đông Tảo từ năm 2009. Thời đó, hầu như không ai nuôi giống gà lạ, cần vốn đầu tư lớn này, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, nó dần lan rộng thành phong trào. Tôi đã đến tận các trang trại nuôi gà Đông Tảo lớn ở nhiều tỉnh, thành để tìm hiểu và nhận thấy lợi nhuận lớn của họ chủ yếu là nhờ bán giống vì người dân đang đua nhau nuôi con gà này”.

* Đầu tư phải biết đầu ra

Theo ông Nghĩa nhận xét, đa số các hộ nông dân nuôi gà Đông Tảo hiện nay đều đang ở giai đoạn tự gây giống nên chưa thấy rõ áp lực đầu ra. Việc nuôi giống gà đặc sản này theo phong trào rất nguy hiểm vì thị trường tiêu thụ của nó khá hẹp. Ông Nghĩa dẫn chứng: “Tôi nuôi theo đơn đặt hàng của nhà hàng tại TP.Hồ Chí Minh.

Họ yêu cầu rất khắt khe, phải là gà Đông Tảo thuần chủng thể hiện rõ ở cặp chân “voi”, nuôi theo phương thức thả vườn, thức ăn chủ yếu là mầm lúa. Chính vì vậy, tôi có mấy người cháu cũng đầu tư nuôi giống gà này nhưng chờ thu hoạch mới tìm khách mua nên rơi vào cảnh không có nơi tiêu thụ”.

Ông Ngô Thanh Tùng, nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo tại xã Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ), chia sẻ: “Nhờ đầu tư rất kỹ về khâu thị trường, tôi đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ với hơn 20 nhà hàng, quán ăn tại TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ tiêu thụ được vài chục con/tháng.

Khó khăn lớn nhất là các nhà hàng chỉ đặt mua với số lượng ít nhưng lại yêu cầu phải được giao hàng ngay, thời gian lại không cố định. Chính vì vậy, hầu như không có thương lái tổ chức thu mua, tiêu thụ mặt hàng này. Theo đó, nông dân nên cân nhắc, chỉ đầu tư khi nắm chắc đầu ra”.

Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201412/co-hoi-vang-cho-ga-dong-tao-2358209/


Có thể bạn quan tâm

Tìm giải pháp khắc phục meo nấm kém chất lượng Tìm giải pháp khắc phục meo nấm kém chất lượng

Gia đình anh Lê Băn Bực ở ấp Long Phú, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng nấm rơm. Mỗi năm sản xuất ít nhất 5 vụ nấm, nhưng từ tháng 10/2014 đến nay, anh đã tạm dừng công việc trồng nấm rơm để chuyển sang trồng dưa hấu với lý do nấm rơm thường bị mất mùa dẫn đến thua lỗ.

03/07/2015
Giá gừng giảm 20.000 đồng/kg Giá gừng giảm 20.000 đồng/kg

Năm 2015, toàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống được 59ha gừng, tập trung nhiều ở các xã Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng và Hiệp Hưng… đến nay đã thu hoạch khoảng 4,5ha. Sau khoảng thời gian dài giá gừng đứng ở mức cao trung bình từ 40.000 - 45.000 đồng/kg thì đến nay giá gừng chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg.

03/07/2015
Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.

03/07/2015
Bình Phước nặng tình với cây điều Bình Phước nặng tình với cây điều

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

03/07/2015
Nuôi gà thu tiền tỷ Nuôi gà thu tiền tỷ

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

03/07/2015