Cơ hội quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư nông nghiệp vùng Tây Bắc

Nhiều đặc sản vùng Tây Bắc sẽ được giới thiệu tại hội chợ.
Với chủ đề “Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất để ngành nông nghiệp phát triển bền vững”, Hội chợ là dự án Khuyến nông thường xuyên năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến ngư,
Xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị máy móc, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giới thiệu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đây còn là diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Bên cạnh đó, Hội chợ còn nhằm tuyên truyền cảnh báo các loại dịch bệnh, chế phẩm sinh học có hại gây ảnh hưởng đến cộng đồng và các biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao ý thức của người dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.
Hội chợ là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các sự kiện của UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức: Lễ hội Thành Tuyên năm 2015 gắn với Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn Quốc lần thứ V năm 2015 tại tỉnh Tuyên Quang.
Hội chợ dự kiến có khoảng 250 gian hàng, tập trung trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm gồm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; vật tư, phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y; công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sinh vật cảnh; sản phẩm hàng hóa nông lâm sản; các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác...
Các gian hàng trong khu hội chợ sẽ được bố trí thành các khu vực riêng.
Khu các đơn vị khối Trung ương và các tỉnh phía Bắc gồm gian hàng chung giới thiệu các tài liệu về nông nghiệp, cảnh báo hàng giả - hàng thật phục vụ sản xuất nông nghiệp; Khu gian hàng của các viện, trường, trung tâm nghiên cứu; Khu gian hàng của Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư các tỉnh, thành phố phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, miền Nam; Khu gian hàng của các doanh nghiệp, HTX, trang trại
Khu gian hàng triển lãm của tỉnh Tuyên Quang gồm khu trưng bày chung giới thiệu về sản phẩm nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang; Khu gian hàng của các doanh nghiệp, HTX, trang trại, văn phòng đại diện tại Tuyên Quang...
Khu các gian hàng thương mại quy tụ khoảng 80 gian hàng của các đơn vị doanh nghiệp trưng bày giới thiệu các sản phẩm nông lâm sản, đặc sản vùng miền và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác.
Trong thời gian diễn ra hội chợ, sẽ có các hoạt động quan trọng như: Chương trình Nhịp cầu nhà nông với chủ đề Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp vùng Tây Bắc (diễn ra ngày 24/9) với sự tham dự của khoảng 300 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục BVTV và Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
Hội nghị đánh giá hiệu quả chương trình hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản giữa TP.Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc qua 3 năm thực (sáng 25/9) với sự tham gia của khoảng 200 đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục PTNT các tỉnh, các HTX, tổ hợp tác của một số tỉnh lân cận Hà Nội và Tuyên Quang cùng một số DN phân phối, tiêu thụ nông sản, siêu thị trên địa bàn Hà Nội...
Ngoài ra, trong khuôn khổ hội chợ, sẽ tổ chức đoàn nông dân tiêu biểu đến thăm quan, học tập tại hội chợ: khoảng 500 đại biểu của 10 đoàn nông dân thuộc các huyện của tỉnh Tuyên Quang thăm quan giao dịch tại Hội chợ.
Các chương trình văn nghệ, văn hóa đặc sắc của vùng Tây Bắc cũng sẽ được tổ chức sôi động, nhất là tại lễ khai mạc và các buổi tối diễn ra hội chợ.
Lễ khai mạc Hội chợ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 23/9, tại Trung tâm Văn hóa thể thao thanh thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang (tổ 19, phường Phan Thiết, TP. Tuyên Quang).
Tại lễ bế mạc, sẽ tiến hành đánh giá kết quả Hội chợ và trao Bằng khen của UBND tỉnh Tuyên Quang, Giấy khen của BTC Hội chợ cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đã có thành tích xuất sắc tham gia Hội chợ.
Hội chợ hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nông dân. Tham gia chương trình, bà con sẽ được thỏa sức lựa chọn cho mình nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi ưu việt; được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với các nhà khoa học đầu ngành trong nông nghiệp; được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất

Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999-2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực. Những năm qua, Nhà máy Đường An Khê trở thành đơn vị đầu tư, thu mua phần lớn nguyên liệu mía khu vực phía Đông.

Năm nay, Hương Trà (Thừa Thiên Huế) thả nuôi 306 ha thuỷ sản các loại như: cá kình, tôm sú, tôm rảo, cua…, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hải Dương và Hương Phong.

Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.