Cơ hội mở cho cây mắc ca
Mục tiêu và nội dung của việc hợp tác giữa hai bên là xây dựng đề án phát triển cây mắc-ca giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2025; ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây giống chất lượng cao; hợp tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật; phối hợp quy hoạch vùng trồng mắc-ca tại Tây Nguyên; nghiên cứu chế biến thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất từ mắc-ca…
Một vườn cà phê xen canh mắc - ca tại xã Cư Suê, huyện Cư M'gar
Đặc biệt, Công ty Cổ phần Him Lam ưu tiên hàng đầu việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc mắc-ca trên cơ sở sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.

Vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn đã phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngân Sơn triển khai mô hình “Chống rét và giữ ẩm cho cây thuốc lá bằng màng phủ nông nghiệp", đến nay sau 5 tháng triển khai thực hiện mô hình mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.