Cơ hội mở cho cây mắc ca
Mục tiêu và nội dung của việc hợp tác giữa hai bên là xây dựng đề án phát triển cây mắc-ca giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2025; ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây giống chất lượng cao; hợp tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật; phối hợp quy hoạch vùng trồng mắc-ca tại Tây Nguyên; nghiên cứu chế biến thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất từ mắc-ca…
Một vườn cà phê xen canh mắc - ca tại xã Cư Suê, huyện Cư M'gar
Đặc biệt, Công ty Cổ phần Him Lam ưu tiên hàng đầu việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc mắc-ca trên cơ sở sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.

Từ nay đến tháng 2-2015, Vinamilk sẽ nhập thêm 3.000 con bò sữa và đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại công nghệ cao tại Tây Ninh, Hà Tĩnh và Thanh Hóa, dự kiến với tổng số 9 trang trại sẽ đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong nước.

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.