Cơ hội lớn cho nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và vừa

Để đáp ứng lượng thiếu hụt, cần phải cải thiện quản lý nghề cá, giảm chất thải thủy sản, giải quyết biến đổi khí hậu và tăng cường nuôi trồng thủy sản.
Các công ty nuôi trồng thủy sản nhỏ và vừa, ngoại trừ ngành cá hồi đều có cơ hội đầu tư để đáp ứng sự thiếu hụt. Trung Quốc chiếm phần lớn sản lượng thủy sản nuôi và tỷ lệ tăng trưởng cao. Việt Nam là trung tâm nuôi cá tra. Nuôi trồng thủy sản cũng phát triển tại Nigeria, Ghana và Ai Cập. Các cơ hội hỗ trợ ngành như cung cấp giống và thức ăn của các công ty nhỏ và vừa cũng nhiều hơn.
Một cách tiếp cận là các mô hình hợp tác xã nông dân, tuy nhiên để áp dụng mô hình này cần tăng cường quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, Một số công ty đánh cá tập hợp nhóm ngư dân để có sản lượng cao hơn và qua đó cũng giảm thiểu rủi ro.
Ngân hàng cũng có thể cho tập thể nông dân vay vốn. Những nông dân này phải làm việc trong hợp tác xã, có quan hệ với tổ chức phân phối sản phẩm. Các hợp tác xã cũng có thể sở hữu trại cá giống. Hợp tác xã mua sản phẩm của nông dân, nông dân được trả tiền dựa trên sản phẩm, ngân hàng thu lại được vốn khi sản phẩm của hợp tác xã được chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác tránh hoặc bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng hoặc các phụ gia.

Xã Tân Thành, TP Cà Mau là địa phương hình thành vùng nuôi tập trung cá chình, cá bống tượng sớm nhất ở tỉnh Cà Mau.

Người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn, bất trắc khi dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là EHP.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, nghề nuôi tôm công nghiệp.

Qua tìm hiểu, tôm càng xanh có nguồn dinh dưỡng rất cao, được thị trường ưa chuộng hơn so với một số loại thủy sản nước ngọt khác, gia đình anh Phan Văn Phụng.