Cơ Hội Hợp Tác, Phát Triển Ngành Thủy Sản

Festival Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 là dịp tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến, hợp tác, phát triển ngành Thuỷ sản…
Chiều 24/3, Ban tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tổ chức họp báo, công bố 18 hoạt động chính sẽ diễn ra tại Phú Yên từ ngày 27/3-2/4.
Festival Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 được tổ chức với chủ đề: “Thủy sản Việt Nam – Hội nhập và Phát triển” nhân kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959-01/4/2014) và kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên (01/4/1975-01/4/2014).
Đây là dịp tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, đặc biệt là nghề đánh bắt cá ngừ đại dương, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến, hợp tác, phát triển ngành Thuỷ sản; giới thiệu và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể miền biển Việt Nam.
Lễ khai mạc Festival Thủy sản Việt Nam-Phú Yên 2014 diễn ra lúc 20h30 ngày 29/3 và Lễ bế mạc lúc 20h00’ ngày 2/4 tại thành phố Tuy Hòa.
Trong khuôn khổ Festival còn diễn ra các hoạt động: Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc; Chương trình nghệ thuật dân gian; Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”; Hội chợ duyên hải miền Trung; Lễ hội cầu ngư Nam Trung bộ; Liên hoan ẩm thực Cá ngừ đại dương; Chương trình tham quan tuyến du lịch biển, đảo; Tuần lễ Trưng bày sách về thủy sản và biển đảo Việt Nam; Tuần lễ Phim về biển, đảo Việt Nam.
Cũng tại Festival lần này còn diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung; sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản; diễn đàn Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh duyên hải miền Trung...
Có thể bạn quan tâm

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.

Anh Nguyễn Hiền Triết (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) có 6 công quýt đường, mỗi năm thu về trên 250 triệu đồng. Anh Triết cho biết, nhiều nhà vườn chú trọng quá nhiều vào phân hóa học, lâu ngày đất bị thoái hóa, nén dẽ. Qua các buổi tập huấn, anh dần chuyển sang ứng dụng hữu cơ cải tạo môi trường đất, biết vai trò quan trọng của vi sinh trong đất.

Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...