Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Đưa Xoài Đi Nhật

Cơ Hội Đưa Xoài Đi Nhật
Ngày đăng: 26/03/2014

Thông tin Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ việc nhập khẩu xoài, thanh long từ Việt Nam được nêu lên trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua đã khiến nhiều nhà vườn trồng xoài ở Đồng Nai khấp khởi mừng. Điều này được nhìn nhận như một cơ hội tốt để xoài Đồng Nai có đầu ra ổn định.

Đồng Nai là một trong những tỉnh có diện tích xoài lớn của cả nước với gần 11 ngàn hécta. Xoài cũng là một trong 3 loại trái cây chủ lực của tỉnh đang được hỗ trợ làm quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt), hướng đến xuất khẩu.

* Hình thành vùng chuyên canh lớn

Theo ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, tỉnh đã “đi trước một bước” là đưa cây xoài vào nhóm cây chủ lực để có những hỗ trợ cho người dân về kỹ thuật công nghệ, nhằm hình thành những vùng chuyên canh lớn đạt tiêu chuẩn GAP.

Bước đầu, tỉnh đã hình thành được 3 vùng chuyên canh xoài lớn tại các huyện: Xuân Lộc, Định Quán và Vĩnh Cửu. Hiện, tỉnh đã hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn ở xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) và HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch xoài Phú Lý tại xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) có chứng nhận VietGAP với diện tích trên 80 hécta.

Tỉnh cũng đang hỗ trợ HTX trái cây Định Quán làm VietGAP có khả năng cuối năm 2014 sẽ được cấp giấy chứng nhận. “Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn đang phối hợp với các huyện liên kết 3 vùng xoài lại và mở rộng diện tích GAP để có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của Nhật Bản và một số nước khác. Tuy nhiên, việc này không dễ làm vì nhiều nhà vườn chưa nhìn thấy lợi ích lâu dài” - ông Báu chia sẻ.

Bà Trần Thị Báu, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, cho biết: “Thời gian qua, chi cục tập trung nhiều lực lượng để hỗ trợ các câu lạc bộ xoài nhằm đẩy lên thành HTX, song nhiều nông dân còn e ngại chưa mạnh dạn tham gia vào HTX”.

* Chỉ liên kết khi có đơn hàng?

Ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, dịch vụ, thương mại xoài Suối Lớn, cho hay: “Nếu nhận được các đơn đặt hàng với số lượng lớn, HTX sẽ liên kết với HTX xoài Phú Lý và các câu lạc bộ xoài đang làm theo quy trình GAP để cung ứng đủ số lượng”.

Song, ông Phan Minh Báu không đồng tình với quan điểm này: “Đợi đến khi có đơn đặt hàng lớn mới liên kết lại thì sẽ chậm. Hàng xuất khẩu không đảm bảo yêu cầu của nước nhập khẩu, sẽ mất uy tín sau này muốn lấy lại không dễ”.

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, tỏ ra lạc quan: “Hiện nay, nhiều câu lạc bộ, trang trại xoài của Đồng Nai đang sản xuất theo quy trình GAP. Bây giờ chỉ cần các câu lạc bộ, trang trại chủ động liên hệ với chi cục đề nghị hỗ trợ cấp chứng nhận GAP, tôi nghĩ chỉ sau 3-5 tháng hoàn tất một số quy trình còn lại là đủ điều kiện để cấp chứng nhận VietGAP”.

Ông Sinh cũng thông tin thêm, yêu cầu chất lượng trái cây của Nhật Bản rất khắt khe, nhưng đáp ứng được thị trường này cũng đồng nghĩa với việc trái xoài của Đồng Nai có thể vào được các thị trường khó tính khác như Mỹ, châu Âu.

Ông Nguyễn Đăng Bông, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch xoài Phú Lý, nói: “HTX đã được cấp chứng nhận GAP gần 1 năm, song xoài sản xuất ra cũng bán trôi nổi như xoài không rõ nguồn gốc nên nhiều nông dân bắt đầu nản.

Nếu tỉnh tạo cơ hội giúp HTX tìm được đơn đặt hàng xuất khẩu xoài vào Nhật Bản với giá cao thì tôi nghĩ việc mở rộng diện tích GAP không mấy khó khăn”.

Theo một số chuyên gia kinh tế, hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO và tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại. Muốn xuất khẩu trái cây, nông sản, nông dân và doanh nghiệp phải chủ động và có sự chuẩn bị từ trước, còn để “nước đến chân mới nhảy” không khéo sẽ thua ngay trên sân nhà.

Bài học cụ thể của Đồng Nai là cách đây 4 năm, Nhật Bản, Mỹ đề nghị nhập khẩu trái chôm chôm của Đồng Nai, song các nhà vườn chưa có sự chuẩn bị trước nên đành bỏ qua cơ hội.


Có thể bạn quan tâm

Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.

29/01/2015
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

29/01/2015
Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

29/01/2015
Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

29/01/2015
Vụ Đông Được Mùa, Được Giá Vụ Đông Được Mùa, Được Giá

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

29/01/2015