Cơ Hội Chuyển Đổi Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp

Câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong cuộc họp Chính phủ hôm (27.6) như một điển hình mà nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.
Năm 2012, Hà Nam đã nghiên cứu mô hình nuôi lợn sinh học đảm bảo vệ sinh đến mức không cần tắm, toàn tỉnh nuôi hơn 1.000 con lợn theo phương thức này. Qua giám sát chặt chẽ của người dân và Sở NNPTNT Hà Nam, nuôi lợn theo phương thức mới này rất đảm bảo vệ sinh môi trường, vì vậy dù không tắm nhưng lợn hoàn toàn không mắc phải các dịch bệnh như các địa bàn lân cận.
Nhưng hơn hết, chi phí theo phương thức nuôi này đã giảm được khoảng 10%. Đến năm nay, số lượng lợn nuôi sinh học đã tăng lên trên 2.000 con và sản lượng tiêu thụ thịt lợn đã tăng hơn 6% trong khi đa số các địa phương khác đang giảm dần sản lượng.
Tỉnh Hà Nam đã có những bước tính toán rất kỹ lưỡng khi thực hiện mô hình này để hỗ trợ người nuôi trong vấn đề bảo đảm vốn mua nguyên liệu đầu vào cũng như tìm thị trường đầu ra sản phẩm.
Tỉnh đã có sáng kiến kết hợp với Ngân hàng NNPTNT, cùng với công ty bán thức ăn cho người dân vay mua thức ăn cho đến khi bán lợn mới phải trả tiền. Do đó, người dân không bị áp lực về vốn và có thể chủ động trả nợ sau khi bán lợn. 6 tháng đầu năm nay, người nuôi lợn sinh học của tỉnh đã mua chịu 1.000 tấn thức ăn (giá trị tương đương 397 tỷ đồng).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đánh giá cao quyết định của lãnh đạo địa phương đầu tư xây 1 chợ chuyên buôn bán lợn. Chợ lợn này vừa thuận lợi cho việc mua bán, vừa kiểm soát bệnh dịch và theo dõi được lượng tiêu thụ thực tế. Từ đó, địa phương có thể tính toán điều chỉnh kế hoạch chăn nuôi phù hợp, nhanh chóng.
Nhận xét đây là cách làm mới mà các địa phương khác có thể tham khảo, Phó Thủ tướng cho biết: “Nông nghiệp đang gặp khó khăn nhưng cũng chính là áp lực để chúng ta chuyển đổi mô hình kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.