Cơ Hội Chuyển Đổi Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp

Câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong cuộc họp Chính phủ hôm (27.6) như một điển hình mà nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.
Năm 2012, Hà Nam đã nghiên cứu mô hình nuôi lợn sinh học đảm bảo vệ sinh đến mức không cần tắm, toàn tỉnh nuôi hơn 1.000 con lợn theo phương thức này. Qua giám sát chặt chẽ của người dân và Sở NNPTNT Hà Nam, nuôi lợn theo phương thức mới này rất đảm bảo vệ sinh môi trường, vì vậy dù không tắm nhưng lợn hoàn toàn không mắc phải các dịch bệnh như các địa bàn lân cận.
Nhưng hơn hết, chi phí theo phương thức nuôi này đã giảm được khoảng 10%. Đến năm nay, số lượng lợn nuôi sinh học đã tăng lên trên 2.000 con và sản lượng tiêu thụ thịt lợn đã tăng hơn 6% trong khi đa số các địa phương khác đang giảm dần sản lượng.
Tỉnh Hà Nam đã có những bước tính toán rất kỹ lưỡng khi thực hiện mô hình này để hỗ trợ người nuôi trong vấn đề bảo đảm vốn mua nguyên liệu đầu vào cũng như tìm thị trường đầu ra sản phẩm.
Tỉnh đã có sáng kiến kết hợp với Ngân hàng NNPTNT, cùng với công ty bán thức ăn cho người dân vay mua thức ăn cho đến khi bán lợn mới phải trả tiền. Do đó, người dân không bị áp lực về vốn và có thể chủ động trả nợ sau khi bán lợn. 6 tháng đầu năm nay, người nuôi lợn sinh học của tỉnh đã mua chịu 1.000 tấn thức ăn (giá trị tương đương 397 tỷ đồng).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đánh giá cao quyết định của lãnh đạo địa phương đầu tư xây 1 chợ chuyên buôn bán lợn. Chợ lợn này vừa thuận lợi cho việc mua bán, vừa kiểm soát bệnh dịch và theo dõi được lượng tiêu thụ thực tế. Từ đó, địa phương có thể tính toán điều chỉnh kế hoạch chăn nuôi phù hợp, nhanh chóng.
Nhận xét đây là cách làm mới mà các địa phương khác có thể tham khảo, Phó Thủ tướng cho biết: “Nông nghiệp đang gặp khó khăn nhưng cũng chính là áp lực để chúng ta chuyển đổi mô hình kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.

Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương năm 2015, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mô hình “Nuôi thâm canh lươn đồng”, nhằm giúp nông dân tiếp cận với biện pháp nuôi lươn kỹ thuật mới.

Thực hiện phong trào chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, ngành Thuỷ sản Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.

Những tháng cuối năm được xác định là thời điểm “vàng” để ngành kinh tế thủy sản bứt phá hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm. Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau đã có kế hoạch nhằm cùng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản dồn sức cho thời cơ này.

Sáng 16/10, tại TP Vinh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap tại các tỉnh ven biển miền Bắc.