Cơ Hội Chuyển Đổi Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp

Câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong cuộc họp Chính phủ hôm (27.6) như một điển hình mà nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.
Năm 2012, Hà Nam đã nghiên cứu mô hình nuôi lợn sinh học đảm bảo vệ sinh đến mức không cần tắm, toàn tỉnh nuôi hơn 1.000 con lợn theo phương thức này. Qua giám sát chặt chẽ của người dân và Sở NNPTNT Hà Nam, nuôi lợn theo phương thức mới này rất đảm bảo vệ sinh môi trường, vì vậy dù không tắm nhưng lợn hoàn toàn không mắc phải các dịch bệnh như các địa bàn lân cận.
Nhưng hơn hết, chi phí theo phương thức nuôi này đã giảm được khoảng 10%. Đến năm nay, số lượng lợn nuôi sinh học đã tăng lên trên 2.000 con và sản lượng tiêu thụ thịt lợn đã tăng hơn 6% trong khi đa số các địa phương khác đang giảm dần sản lượng.
Tỉnh Hà Nam đã có những bước tính toán rất kỹ lưỡng khi thực hiện mô hình này để hỗ trợ người nuôi trong vấn đề bảo đảm vốn mua nguyên liệu đầu vào cũng như tìm thị trường đầu ra sản phẩm.
Tỉnh đã có sáng kiến kết hợp với Ngân hàng NNPTNT, cùng với công ty bán thức ăn cho người dân vay mua thức ăn cho đến khi bán lợn mới phải trả tiền. Do đó, người dân không bị áp lực về vốn và có thể chủ động trả nợ sau khi bán lợn. 6 tháng đầu năm nay, người nuôi lợn sinh học của tỉnh đã mua chịu 1.000 tấn thức ăn (giá trị tương đương 397 tỷ đồng).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đánh giá cao quyết định của lãnh đạo địa phương đầu tư xây 1 chợ chuyên buôn bán lợn. Chợ lợn này vừa thuận lợi cho việc mua bán, vừa kiểm soát bệnh dịch và theo dõi được lượng tiêu thụ thực tế. Từ đó, địa phương có thể tính toán điều chỉnh kế hoạch chăn nuôi phù hợp, nhanh chóng.
Nhận xét đây là cách làm mới mà các địa phương khác có thể tham khảo, Phó Thủ tướng cho biết: “Nông nghiệp đang gặp khó khăn nhưng cũng chính là áp lực để chúng ta chuyển đổi mô hình kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm

Tại các địa phương như: Phước An, Phú Hữu, Đại Phước, Vĩnh Thanh..., nhiều gia đình kiếm được từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng nhờ nuôi thủy sản nước lợ.

Nếu nuôi gà đẻ lấy giống theo truyền thống thì cứ 1.000 gà mái phải cần tới trên 120 con gà trống.

Hàng chục lồng cá chép giòn, cá lăng và cá diêu hồng đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng hàng năm cho nông dân Hưng Yên.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Gia Lâm, Hà Nội nuôi giun quế để bán giun thành phẩm, phân sạch và dịch nhầy để làm giàu.

Mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất phổ biến, tại Việt Nam từ năm 2018 các địa phương giáp biển đều áp dụng