Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra

Gần 1 tháng nay, giá cá tra ở khu vực miền Tây Nam bộ liên tục tăng và đạt mức kỷ lục 25.000 đến 25.500 đồng/kg - cao nhất trong mấy năm trở lại đây.
Theo nhiều người dân, mức giá này rất lý tưởng cho người nuôi cá tra. Tuy nhiên, hiện tại người nuôi nhỏ lẻ chỉ còn khoảng 10% vì hầu hết các vùng nuôi đều là của DN liên kết với hộ dân doanh.
Tuy nhiên, ông Võ Văn Tiển - chủ trang trại nuôi 7 ao cá tra ở phường Thới An - người nuôi khoảng 1.000 tấn/năm - lại cho rằng: “Giá cá tra tăng là tất yếu vì hiện tại rất ít người nuôi”.
Theo thống kê, hiện toàn vùng ĐBSCL có 10 tỉnh, thành phố nuôi với diện tích khoảng 6.000 ha, trong đó hộ nông dân nuôi chỉ chiếm chưa tới 10%, còn lại đều là vùng nuôi của DN. Trong số 10% thì phần lớn nuôi gia công cho DN với tiền công khoảng 4.300 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người nuôi có lợi nhuận trên 1.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, tuy lợi nhuận ít hơn những hộ nuôi không liên kết nhưng rất yên tâm vì việc liên kết khá ổn định và bền vững.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 540/2014 về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Điều này đã mở ra cơ hội tái sản xuất cho nghề nuôi cá vốn đã chịu nhiều thiệt hại, thua lỗ do dịch bệnh, giá cả bấp bênh trong thời gian qua.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ của các khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong việc trả nợ như sau: Cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng (bao gồm cả thời gian đã được cơ cấu lại nợ); không thu lãi quá hạn, lãi phạt đối với các khoản nợ được cơ cấu.
Ngoài ra, đối với các khách hàng mất khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng sẽ được khoanh nợ trong 3 năm. Trong thời gian này vẫn tính lãi nhưng không thu của khách hàng, sau 3 năm khách hàng trả đủ gốc thì xóa lãi, nếu không trả được nợ gốc thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Hầu hết người dân nuôi cá tra cho rằng, quyết định 540 như “cứu cánh” để giúp bà con khôi phục lại nghề nuôi. Bởi vì trước đây người nuôi thua lỗ không được khoanh nợ nên cũng chẳng được vay ngân hàng để tái sản xuất. Một số hộ chỉ còn cách bán ao hay cho thuê ao chứ không thể làm cách nào khác vì không có vốn.
Có thể bạn quan tâm

Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).

Được tiếp sức nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân đã đầu tư đúng hướng, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) gieo sạ hơn 17 ngàn hecta. Cơ cấu giống vẫn là những giống lúa kháng rầy, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó bà con nông dân đã tích cực chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, nên hầu hết các diện tích đều phát triển tốt, tránh được bệnh rầy nâu và một số dịch bệnh hại lúa khác, ước tính năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.