Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc

Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc
Ngày đăng: 09/02/2014

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo chính sách hỗ trợ nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản trong năm 2014 của Trung Quốc, đối với mỗi 1 USD nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản của doanh nghiệp sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ 0,02 CNY, đồng thời căn cứ số lượng sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu qua đường hàng không (theo cách tính giá của cơ quan Hải quan theo trọng lượng tịnh, không bao gồm trọng lượng của bao bì đóng gói) hỗ trợ chi phí vận chuyển 600 CNY/tấn.

Bên cạnh đó, chính sách cũng hỗ trợ các dự án phục vụ hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản. Đối với các dự án xây dựng chợ bán buôn hoặc trung tâm kho vận sản phẩm thủy, hải sản do các doanh nghiệp của tỉnh Vân Nam triển khai thực hiện tại sân bay Chang Shui và khu kinh tế nằm trong khu vực cảng hàng không Chang Shui tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Kinh phí hỗ trợ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị (không bao gồm phương tiện vận chuyển), xây dựng hệ thống thông tin và mua sắm phần mềm... Tỉ lệ tiền hỗ trợ không vượt quá 70% đầu tư thực tế có thể hỗ trợ. Nếu dự án bao gồm cả hai loại hình như trên thì sẽ lựa chọn một trong hai loại hình có lợi thế nhất.

Chính sách trên cho thấy nhu cầu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam và cả Trung Quốc nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam tận dụng và phát huy chính sách ưu đãi này trong hợp tác, giao dịch với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, qua đó, đưa mặt hàng này tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực Tây Nam và các địa phương khác của Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Liều thuốc vực dậy nghề nuôi Liều thuốc vực dậy nghề nuôi

Trái ngược với chăn nuôi, ngành thủy sản nước ta được coi là có lợi thế nhất sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

25/10/2015
Đói giáp hạt, nông dân nghèo nghĩ cách vươn lên thành triệu phú Đói giáp hạt, nông dân nghèo nghĩ cách vươn lên thành triệu phú

Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, ông Hoàng Văn Cát, dân tộc Tày, ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) lãi 200 triệu đồng/năm.

25/10/2015
Mưa lũ gây ngập úng thanh long Mưa lũ gây ngập úng thanh long

Từ ngày 17 đến 21.10, mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại nặng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích thanh long đang canh tác.

25/10/2015
Hoài Đức chạm đích NTM dấu ấn từ việc chuyển đổi cây trồng Hoài Đức chạm đích NTM dấu ấn từ việc chuyển đổi cây trồng

“Với các giải pháp căn cơ như lấy nông nghiệp công nghệ cao làm “đòn bẩy”, lấy phát triển làng nghề để giải quyết việc làm..., dự kiến cuối năm 2015, Hoài Đức sẽ về đích nông thôn mới (NTM)” – ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức chia sẻ.

25/10/2015
Hội Nông dân Việt Nam Đức chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ Hội Nông dân Việt Nam Đức chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chiều 22.10, tại trụ sở T.Ư Hội NDVN, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Ủy ban Dinh dưỡng và Nông nghiệp Quốc hội Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức do ông Alois Gerig dẫn đầu.

25/10/2015