Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo chính sách hỗ trợ nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản trong năm 2014 của Trung Quốc, đối với mỗi 1 USD nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản của doanh nghiệp sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ 0,02 CNY, đồng thời căn cứ số lượng sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu qua đường hàng không (theo cách tính giá của cơ quan Hải quan theo trọng lượng tịnh, không bao gồm trọng lượng của bao bì đóng gói) hỗ trợ chi phí vận chuyển 600 CNY/tấn.
Bên cạnh đó, chính sách cũng hỗ trợ các dự án phục vụ hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản. Đối với các dự án xây dựng chợ bán buôn hoặc trung tâm kho vận sản phẩm thủy, hải sản do các doanh nghiệp của tỉnh Vân Nam triển khai thực hiện tại sân bay Chang Shui và khu kinh tế nằm trong khu vực cảng hàng không Chang Shui tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Kinh phí hỗ trợ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị (không bao gồm phương tiện vận chuyển), xây dựng hệ thống thông tin và mua sắm phần mềm... Tỉ lệ tiền hỗ trợ không vượt quá 70% đầu tư thực tế có thể hỗ trợ. Nếu dự án bao gồm cả hai loại hình như trên thì sẽ lựa chọn một trong hai loại hình có lợi thế nhất.
Chính sách trên cho thấy nhu cầu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam và cả Trung Quốc nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam tận dụng và phát huy chính sách ưu đãi này trong hợp tác, giao dịch với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, qua đó, đưa mặt hàng này tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực Tây Nam và các địa phương khác của Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.

Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.