Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc

Cơ Hội Cho Hàng Thủy Sản Việt Nam Sang Trung Quốc
Ngày đăng: 09/02/2014

Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo chính sách hỗ trợ nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản trong năm 2014 của Trung Quốc, đối với mỗi 1 USD nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản của doanh nghiệp sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ 0,02 CNY, đồng thời căn cứ số lượng sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu qua đường hàng không (theo cách tính giá của cơ quan Hải quan theo trọng lượng tịnh, không bao gồm trọng lượng của bao bì đóng gói) hỗ trợ chi phí vận chuyển 600 CNY/tấn.

Bên cạnh đó, chính sách cũng hỗ trợ các dự án phục vụ hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản. Đối với các dự án xây dựng chợ bán buôn hoặc trung tâm kho vận sản phẩm thủy, hải sản do các doanh nghiệp của tỉnh Vân Nam triển khai thực hiện tại sân bay Chang Shui và khu kinh tế nằm trong khu vực cảng hàng không Chang Shui tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sẽ được tỉnh Vân Nam hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Kinh phí hỗ trợ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị (không bao gồm phương tiện vận chuyển), xây dựng hệ thống thông tin và mua sắm phần mềm... Tỉ lệ tiền hỗ trợ không vượt quá 70% đầu tư thực tế có thể hỗ trợ. Nếu dự án bao gồm cả hai loại hình như trên thì sẽ lựa chọn một trong hai loại hình có lợi thế nhất.

Chính sách trên cho thấy nhu cầu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam và cả Trung Quốc nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam tận dụng và phát huy chính sách ưu đãi này trong hợp tác, giao dịch với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy, hải sản của tỉnh Vân Nam để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, qua đó, đưa mặt hàng này tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực Tây Nam và các địa phương khác của Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Biên Hòa Đã Có 126 Hộ Nuôi Cá Bè Di Dời Theo Quy Họach Biên Hòa Đã Có 126 Hộ Nuôi Cá Bè Di Dời Theo Quy Họach

Theo báo cáo của Phòng kinh tế TP.Biên Hòa, đến nay đã có 126/247 hộ chăn nuôi cá bè tại các phường: An Bình, Tam Hiệp, Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa đồng thuận thực hiện di dời các bè cá theo quy hoạch của UBND thành phố.

08/03/2014
“Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi “Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.

08/03/2014
Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới

Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.

08/03/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

08/03/2014
Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

08/03/2014