Cơ giới hóa 84% khâu thu hoạch lúa

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.
Theo Sở NN&PTNT, nhiều nông dân trong tỉnh Bạc Liêu đã ứng dụng máy móc vào sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch.
Hiện, toàn tỉnh có 3.751 máy cày các loại, 250 máy gặt đập liên hợp, 1.952 máy suốt lúa, 165 máy sấy lúa, 657 máy và 9.731 bình bơm phun thuốc bảo vệ thực vật, 72.565 máy bơm nước...
Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 84% khâu thu hoạch lúa.
Trong đó, máy gặt đập liên hợp trong tỉnh đáp ứng 23,5% và máy gặt đập liên hợp ngoài tỉnh đáp ứng 60,5%.
Bên cạnh đó, có 75% sản lượng lúa được sấy. Trong đó, lò sấy trong tỉnh đáp ứng khoảng 13% và lò sấy ngoài tỉnh đáp ứng khoảng 62%.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nông dân (ND) xã Thành Lập, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đổi đời nhờ mô hình trồng rau theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Với hướng đi mới, Thành Lập đã có những cánh đồng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/năm.

Theo thông tin chúng tôi nắm được, rau xanh tăng giá là do ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua. Do nước sông Cầu lên cao nên tại các khu vực trồng rau chuyên canh của tỉnh như Huống Thượng (Đồng Hỷ); Đồng Bẩm, Túc Duyên (T.P Thái Nguyên); Nhã Lộng (Phú Bình)… nhiều diện tích rau nằm ven khu vực bờ sông đã bị ngập úng, hỏng hoàn toàn và không có khả năng phục hồi.

Mang kỳ vọng ngành đánh bắt xa bờ Việt Nam sẽ hiện đại và hiệu quả hơn, nhưng chuyến đi biển đầu tiên của con tàu vỏ thép đã không thành công như mong đợi.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở Tiền Giang đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng sơ ri, đồng thời chú trọng đầu tư KHKT để đảm bảo lượng hàng chất lượng cao XK sang Nhật.

Đưa mía xuống ruộng thay thế lúa kém hiệu quả, Việt Nam sẽ chỉ cần 1/3 diện tích mía so với hiện nay mà vẫn giữ được sản lượng 1,5 triệu tấn đường. Lúc ấy, giá thành SX đường sẽ giảm xuống dưới 10 nghìn đồng/kg, ngành mía đường mới có thể được giải cứu.